TAILIEUCHUNG - Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột để nâng cao chất lượng các bài dạy hình thành khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở

Bài viết đã nghiên cứu tính phù hợp, tính hiệu quả và tính thực tiễn của phương pháp này trong việc hình thành các khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học cơ sở. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định, học sinh hứng thú, tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, kiến thức hình thành vững chắc hơn, chất lượng dạy học cao hơn rõ rệt. | Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột để nâng cao chất lượng các bài dạy hình thành khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 76-84 This paper is available online at SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BÀI DẠY HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HÓA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Đức Dũng1 , Vũ Tiến Tình2 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng để hình thành và rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh và hình thành kiến thức một cách hiệu quả. Phương pháp này thực sự có nhiều ưu điểm trong dạy học hóa học ở Trung học cơ sở, đặc biệt là các bài dạy các khái niệm hóa học cơ bản có gắn với kiến thức thực nghiệm. Bài báo đã nghiên cứu tính phù hợp, tính hiệu quả và tính thực tiễn của phương pháp này trong việc hình thành các khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học cơ sở. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định, học sinh hứng thú, tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, kiến thức hình thành vững chắc hơn, chất lượng dạy học cao hơn rõ rệt. Từ khóa: Bàn tay nặn bột, phương pháp bàn tay nặn bột, khái niệm hóa học, hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. 1. Mở đầu Phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) cho phép đáp ứng những yêu cầu dạy học mới, được nhiều quốc gia áp dụng trong hệ thống giáo dục của mình. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thử nghiệm (2011), chính thức triển khai đại trà ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) từ năm học 2013 - 2014 và môn Hóa học [1] cũng được triển khai áp dụng từ năm 2012. Các nghiên cứu cho thấy phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng hiệu quả trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên [2]. Phương pháp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.