TAILIEUCHUNG - Mô thức tâm lí trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
Trong tác phẩm tự sự, có hai loại mô thức: loại hình tâm lí tập trung vào mô tả trạng thái tâm lí và những xúc cảm thể nghiệm của nhân vật. Loại hình phi tâm lí tập trung vào mô tả hành động của nhân vật. Bài viết tìm hiểu cấu trúc của mô thức tâm lí trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng theo quan điểm này, qua việc phân tích những biểu hiện của nó như cái ghen, tính tự ái và tâm lí ích kỷ, vụ lợi, tâm lí quý tộc quái dị. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ MÔ THỨC TÂM LÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Nguyễn Mạnh Quỳnh1 TÓM TẮT Trong tác phẩm tự sự, có hai loại mô thức: loại hình tâm lí tập trung vào mô tả trạng thái tâm lí và những xúc cảm thể nghiệm của nhân vật. Loại hình phi tâm lí tập trung vào mô tả hành động của nhân vật. Bài viết tìm hiểu cấu trúc của mô thức tâm lí trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng theo quan điểm này, qua việc phân tích những biểu hiện của nó như cái ghen, tính tự ái và tâm lí ích kỷ, vụ lợi, tâm lí quý tộc quái dị Từ khóa: Tiểu thuyết, mô thức tâm lí, trần thuật, nhân vật, Vũ Trọng Phụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm thức tự sự (narrative mood) do nhà tự sự học đƣa ra có rất nhiều nội dung nhƣ khoảng cách (distance), góc nhìn hay phối cảnh (perspective), tụ điểm (focalization) trong đó, có vấn đề mô thức tự sự (narrative mode). Theo Genette, một văn bản, hoặ c là trần thuật các sự kiện (kể những gì mà nhân vật làm) hoặc là trần thuật ngôn từ (kể những gì nhân vật nói hoặc nghĩ). Quan điểm này về mặt nào đó cũng trùng với ý kiến của Todorov khi ông cho rằng trong một tác phẩm văn học tự sự, có hai loại mô thức là lấy tình tiết làm trung tâm và lấy nhân vật làm trung tâm. Loại hình lấy nhân vật làm trung tâm (gọi là loại hình tâm lí) tập trung vào mô tả trạng thái tâm lí và những xúc cảm thể nghiệm của nhân vật. Loại hình lấy tình tiết làm trung tâm (gọi là loại hình phi tâm lý) tập trung vào hành động của nhân vật [2; tr. 498]. Bài viết này tìm hiểu cấu trúc của mô thức tâm lí trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng theo quan điểm trên. 2. NỘI DUNG Nếu nhƣ các tác giả Tự lực văn đoàn “ƣu tiên cho những cảm giác êm ái, ngọt ngào, tƣơi đẹp, đầy thơ mộng” (Trần Đình Sử), thì Vũ Trọng Phụng lại chú tâm đến những “tấn trò đời” của lòng ngƣời, những trạng thái tâm lí đầy kịch tính, trớ trêu, ngang trái. Cái ghen, tính tự ái, tính ích kỷ hẹp hòi và những ham muốn dục vọng không thể kìm nén nổi cùng với tâm lí quý tộc quái dị là những yếu
đang nạp các trang xem trước