TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bài viết trình bày việc xác định kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ, tỷ lệ đau ngực tái phát, tỷ lệ thông nối của mảnh ghép và tỷ lệ tử vong trung hạn, đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần của mảnh ghép động mạch quay với động mạch ngực trong trái kiểu Y và nhóm nối với động mạch chủ. | Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MẢNH GHÉP ĐỘNG MẠCH QUAY TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Vũ Trí Thanh*, Nguyễn Hoàng Định*, Nguyễn Anh Dũng** TÓM TẮT Mở đầu: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (PTBCĐMV) đã trở thành phương pháp chuẩn hóa trong điều trị bệnh mạch vành. Thời gian thông suốt của cầu nối rất quan trọng để đánh giá kết quả phẫu thuật. Sử dụng ĐM quay để làm cầu nối động mạch vành được Carpentier giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1971và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Mục tiêu: (1) Xác định kết quả nghiên cứu: tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ, tỷ lệ đau ngực tái phát, tỷ lệ thông nối của mảnh ghép và tỷ lệ tử vong trung hạn. (2) Đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần của mảnh ghép động mạch quay với động mạch ngực trong trái kiểu Y và nhóm nối với động mạch chủ. (3) Đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu xa của mảnh ghép động mạch quay vào nhánh của động mạch vành trái và nhóm nối vào động mạch vành phải. Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện tim Tâm Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.