TAILIEUCHUNG - Cân bằng và động học hấp phụ của đồng lên than sinh học có nguồn gốc từ phân bò

Than sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi hiện đang thu hút nhiều sự chú ý về tiềm năng hấp phụ để xử lý môi trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát cơ chế loại bỏ Cu2+ khỏi dung dịch nước của than sinh học có nguồn gốc từ phân bò như một chất hấp phụ. | Cân bằng và động học hấp phụ của đồng lên than sinh học có nguồn gốc từ phân bò Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 18 (2) (2019) 78-88 CÂN BẰNG VÀ ĐỘNG HỌC HẤP PHỤ CỦA ĐỒNG LÊN THAN SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ PHÂN BÒ Nguyễn Văn Phƣơng*, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Lâm Thị Mỹ Ngọc Trường Đại học Công nghiệp *Email: nvphccb@ Ngày gửi bài: 10/4/2019; Ngày chấp nhận đăng: 05/6/2019 TÓM TẮT Than sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi hiện đang thu hút nhiều sự chú ý về tiềm năng hấp phụ để xử lý môi trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát cơ chế loại bỏ Cu2+ khỏi dung dịch nước của than sinh học có nguồn gốc từ phân bò như một chất hấp phụ. Than sinh học được điều chế ở các nhiệt độ 300, 450 và 600 °C, các tính chất hóa lý của than như hàm lượng hữu cơ TOC, pH, pHpzc, số nhóm chức H+ và OH- đã được xác định. Than sau thu được cho cân bằng với dung dịch Cu2+ ở nhiều nồng độ khác nhau, dao động 0-360 mg/L trong khoảng 12 giờ. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ Cu2+ của than được điều chế ở 300 và 450 °C phù hợp với mô hình Langmuir hơn, trong khi mô hình Freundlich phù hợp hơn cho than được điều chế ở 600 °C. Khả năng hấp phụ tối đa của Cu2+ cho than điều chế ở 300, 450 và 600 °C lần lượt là 12,2; 21,8 và 21,6 mg/g. Khảo sát động học cho thấy quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân bằng sau 5 giờ và mô hình động học giả bậc 2 là phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ Cu2+ lên than sinh học. Kết quả chỉ ra rằng phân bò là chất thải có thể được chuyển đổi thành than sinh học có giá trị như một chất hấp phụ để loại bỏ độc tính Cu2+ khỏi môi trường nước. Từ khóa: Cân bằng và động học, hấp phụ Cu2+, phân bò, than sinh học. 1. GIỚI THIỆU Kim loại nặng và các hợp chất của chúng tác dụng độc hại đến hệ sinh thái thủy sinh và con người đang là một mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu môi trường trên thế giới trong những năm gần đây [1]. Một số kim loại nặng như Cu, Zn là những kim loại cần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.