TAILIEUCHUNG - Đề xuất quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa khu vực gò đồi Quảng Bình

Trong những năm gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH HÀNG HÓA KHU VỰC GÒ ĐỒI QUẢNG BÌNH Hà Văn Hành1, Trương Đình Trọng1, Nguyễn Thanh Tính2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Công ty TNHH Nhà An, 14 Lê Hồng Phong, TP Huế Tóm tắt. Vùng gò đồi Quảng Bình với diện tích khoảng ha, chiếm khoảng 35% diện tích của toàn tỉnh, là nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Trong những năm gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Căn cứ vào kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình, kết quả đánh giá mức độ thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, chúng tôi đã đề xuất 04 loại hình chuyên canh sản xuất hàng hóa cho vùng này. 1. Mở đầu Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển nhanh và bền vững thì không có sự lựa chọn nào tốt hơn là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Thực tế cho thấy, để quy hoạch được vùng sản xuất hàng hoá cần phải quy tụ được hàng trăm hộ nông dân tham gia. Đây là việc làm khó thực hiện bởi không phải hộ nông dân nào cũng sẵn sàng tham gia khi mà họ chưa thấy rõ hiệu quả kinh tế. Dự án phát triển các vùng nguyên liệu mía đường Quảng Bình cách đây 15 năm (1997) không thành công là một ví dụ. Nhà máy đường này có công suất thiết kế là tấn mía cây/ngày, nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ hoạt động dưới 50% công suất và phải đóng cửa vào năm 2004, thua lỗ lên đến 136,6 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đã và đang kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông - lâm sản như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu; Nhà máy chế biến

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.