TAILIEUCHUNG - Cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển của Việt Nam

Cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ biển bao gồm việc xác định đối tượng hợp tác nghiên cứu (lĩnh vực khoa học và công nghệ biển và không gian nghiên cứu), phương thức hợp tác (Việt Nam chủ trì, hoặc tham gia, hoặc cùng thực hiện), mô hình hợp tác (song phương, đa phương) để cuối cùng lựa chọn đối tác (quốc gia, các tổ chức Khoa học và công nghệ biển) để hợp tác theo mô hình và phương thức đã lựa chọn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 1 (2015) 45-51 TRAO ĐỔI Cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển của Việt Nam Phạm Huy Tiến* Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 14 tháng 01 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 02 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tóm tắt: Cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ biển bao gồm việc xác định đối tượng hợp tác nghiên cứu (lĩnh vực khoa học và công nghệ biển và không gian nghiên cứu), phương thức hợp tác (Việt Nam chủ trì, hoặc tham gia, hoặc cùng thực hiện), mô hình hợp tác (song phương, đa phương) để cuối cùng lựa chọn đối tác (quốc gia, các tổ chức Khoa học và công nghệ biển) để hợp tác theo mô hình và phương thức đã lựa chọn. Từ khóa: Nghiên cứu biển; khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế ∗ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), với đặc thù của riêng mình. KH&CN biển còn chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn, nhất là biển Việt Nam với vị thế đặc biệt của mình đã thu hút sự quan tâm của các siêu cường và tất cả các nước trong khu vực. Đó vừa là thách thức vừa là thời cơ cho KH&CN biển Việt Nam phát triển. Ngay từ khi thành lập Viện Hải dương học (1922), hoạt động nghiên cứu biển do người Pháp thực hiện, đã có nhiều nhà khoa học của nhiều nước tham gia. Sau năm 1954, ở miền Bắc nghiên cứu biển có sự hợp tác hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc, ở miền Nam những hoạt động điều tra, nghiên cứu biển do Mỹ chủ trì. Có thể nói ngay khi có hoạt động nghiên cứu biển ở nước ta là có hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đặc biệt là những nước có nền KH&CN biển mạnh.[1] Từ kinh nghiệm hợp tác đó ta dễ nhận ra yếu tố chi phối hợp tác là sự tích hợp giữa đối tượng hợp tác nghiên cứu và đối tác thực hiện hợp tác trong những mô hình và phương thức thích hợp. 1. Một số khái niệm về hợp tác quốc tế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.