TAILIEUCHUNG - Ebook Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử: Phần 2 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Phần 2 sách với những nội dung qua các bài viết với chủ đề sau: Tăng cường phương pháp thực hành và luyện tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT, một số biện pháp đánh giá học tập nhóm trong dạy học Lịch sử ở THPT, đặc trưng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT. Và các bài trong cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề về phương pháp dạy học Lịch sử hết sức phong phú, từ việc sử dụng di sản văn hóa đến các phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, thực hành bộ môn, tự học Lịch sử của học sinh. . | T6ng c 2ng ph ng pháp thUc hành và luy>n t\p 187 T¡NG C¦êNG PH¦¥NG PH¸P THùC HµNH Vµ LUYÖN TËP TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG TS. TJZng Phi Ng^(*) 1. Đặt vấn đề Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hướng đến 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Luyện tập thực hành đảm bảo cho các mục tiêu kiến thức và kỹ năng. Như vậy, thực hành và luyện tập trong dạy học Lịch sử luôn cần thiết cho HS và GV, bất kể dạy học theo chương trình, SGK nào. Qua dự giờ, dạy bồi dưỡng, trao đổi với GV THPT ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy bên cạnh những giờ dạy tốt, ở nhiều tiết giảng, nội dung dạy học của không ít GV còn chung chung, thiếu chiều sâu và độ hấp dẫn. Trong khi HS vẫn dùng cách học “thuộc bài” là chính. Nguyên nhân có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này không phải do thiếu lý luận mà là chưa đủ mức độ thực hành. Bài viết này chỉ đề cập đôi nét về sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa khâu thực hành và luyện tập (practice and drills) đối với GV trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. 2. Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của GV qua thực hành và luyện tập. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập mấy điều sau: (*) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh TS. T 7ng Phi Ng 188 . So sánh chương trình và sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử hiện hành được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, đòi hỏi mỗi GV trước khi soạn giáo án phải so sánh chương trình, SGK của cấp THCS và THPT để xác định rõ kiến thức cần cung cấp cho HS THCS và THPT (ví dụ, giữa các lớp 8 và 11; lớp 9 & 12) có gì giống và khác nhau về sử và luận. Ví dụ, khi so sánh về Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) ở hai cấp, ta nhận thấy: Ở lớp 8, GV chỉ yêu cầu HS nhận biết những nét chính về bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa Lịch sử của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. Chương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.