TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xác định các cấu tử của tinh dầu vỏ quả phật thủ ở các thời điểm thu hoạch khác nhau
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các cấu tử trong tinh dầu vỏ quả phật thủ thu hoạch ở các thời điểm 100, 115 và 130 ngày nhằm lựa chọn được thời điểm thu hoạch thích hợp. Nghiên cứu đã chỉ rõ, thời điểm thu hoạch 100 ngày, hàm lượng tinh dầu thu được là 1,3±0,1 ml; thời điểm thu hoạch 115 ngày, hàm lượng tinh dầu là 1,7±0,2 ml và thời điểm thu hoạch 130 ngày, hàm lượng tinh dầu là 1,8±0,2 ml (tính trên 100 g vỏ quả phật thủ). | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Nghiên cứu xác định các cấu tử của tinh dầu vỏ quả phật thủ ở các thời điểm thu hoạch khác nhau Nguyễn Văn Lợi* Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài 16/2/2017; ngày chuyển phản biện 18/2/2017; ngày nhận phản biện 25/2/2017; ngày chấp nhận đăng 23/3/2017 Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là xác định các cấu tử trong tinh dầu vỏ quả phật thủ thu hoạch ở các thời điểm 100, 115 và 130 ngày nhằm lựa chọn được thời điểm thu hoạch thích hợp. Nghiên cứu đã chỉ rõ, thời điểm thu hoạch 100 ngày, hàm lượng tinh dầu thu được là 1,3±0,1 ml; thời điểm thu hoạch 115 ngày, hàm lượng tinh dầu là 1,7±0,2 ml và thời điểm thu hoạch 130 ngày, hàm lượng tinh dầu là 1,8±0,2 ml (tính trên 100 g vỏ quả phật thủ). Bằng phương pháp GC-MS, đã xác định được ở thời điểm thu hoạch 100 ngày có 29 cấu tử, trong đó có 9 cấu tử thuộc nhóm hydrocarbon (chiếm 34,49%) và 20 cấu tử là dẫn xuất của hydrocarbon (chiếm 62,63%); thời điểm thu hoạch 115 ngày có 35 cấu tử, trong đó có 10 cấu tử thuộc nhóm hydrocarbon (chiếm 35,48%) và 25 cấu tử là dẫn xuất của hydrocarbon (chiếm 62,43%); ở thời điểm thu hoạch 130 ngày có 36 cấu tử, trong có 11 cấu tử thuộc nhóm hydrocarbon (chiếm 35,03%) và 25 cấu tử là dẫn xuất của hydrocarbon (chiếm 63,02%). Với mục đích sản xuất tinh dầu thì nên thu hoạch quả phật thủ ở thời điểm 130 ngày kể từ khi đậu quả sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng cao nhất. Từ khóa: Cấu tử, chưng cất lôi cuốn hơi nước, hàm lượng tinh dầu, quả phật thủ, thời điểm thu hoạch. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Quả phật thủ có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn và đặc biệt là chứa nhiều tinh dầu (tinh dầu quả phật thủ thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ), tuy nhiên hàm lượng các cấu tử trong tinh dầu có sự thay đổi ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của quả. Theo đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm; có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau gan. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng .
đang nạp các trang xem trước