TAILIEUCHUNG - Áp dụng lấy mẫu Gibbs vào đo lường và đánh giá độ khó câu hỏi trong mô hình Rasch
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng lấy mẫu Gibbs để ước lượng độ khó của các câu hỏi trong mô hình Rasch. Dữ liệu để phân tích được thu thập ngẫu nhiên từ các bài thi cuối kì môn Toán Cao cấp của sinh viên niên Khóa 2014, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TPHCM. Thuật toán trình bày trong nghiên cứu này là đơn giản và có tính ứng dụng cao. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ISSN: 1859-3100 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE Tập 14, Số 4 (2017): 119-130 Vol. 14, No. 4 (2017): 119-130 Email: tapchikhoahoc@; Website: ÁP DỤNG LẤY MẪU GIBBS VÀO ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ CÂU HỎI TRONG MÔ HÌNH RASCH Lê Anh Vũ1*, Phạm Hoàng Uyên1, Đoàn Hồng Chương1, Lê Thanh Hoa1,2 1 2 Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TPHCM Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM Ngày Tòa soạn nhận được bài: 21-01-2017; ngày phản biện đánh giá: 18-4-2017; ngày chấp nhận đăng: 24-4-2017 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng lấy mẫu Gibbs để ước lượng độ khó của các câu hỏi trong mô hình Rasch. Dữ liệu để phân tích được thu thập ngẫu nhiên từ các bài thi cuối kì môn Toán Cao cấp của sinh viên niên Khóa 2014, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TPHCM. Thuật toán trình bày trong nghiên cứu này là đơn giản và có tính ứng dụng cao. Từ khóa: lấy mẫu Gibbs, phương pháp hợp lí cực đại biên (MML), mô hình Rasch. ABSTRACT Using Gibbs Sampler to evaluate item difficulty in Rasch model In this study, we use Gibbs Sampler to estimate the difficulty of items in Rasch model. Data are based on a random sample of the 2014 Intake students taking the Advanced Mathematics Final Test of University of Economics and Law, Vietnam National University, Ho Chi Minh City. The investigated algorithm in this study is simple and highly applicable. Keywords: Rasch model, Marginal Maximum Likelihood, Gibbs Sampler. 1. Mở đầu Lí thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory, viết tắt là CTT) ra đời từ cuối thế kỉ XIX và hoàn thiện vào những năm 60 của thế kỉ XX, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục (Bechger et al., 2003). Mặc dù, CTT rất dễ áp dụng để đo lường và đánh giá đề thi trắc nghiệm khách quan vì nó hầu như không đòi hỏi bất kì giả thiết nào khi chạy mô hình, nhưng phương
đang nạp các trang xem trước