TAILIEUCHUNG - Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp: Chương 6 - ThS. KS. Đinh Trần Gia Hưng
Nội dung bài giảng trình bày đặc điểm và phạm vi ứng dụng, thiết kế mặt bằng chung, thiết kế mặt cắt, lựa chọn giải pháp khung, thiết kế thông gió và chiếu sáng,. nội dung chi tiết. | THIẾT KẾ NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng ƯU ĐIỂM : Tiết kiệm diện tích đất xây dựng, giảm thiểu hệ thống giao thông, chiều dài các hệ thống kỹ thuật, tường rào trong khu đất xây dựng Giảm diện tích vật liệu bao che. Phù hợp khi dây chuyền sản xuất theo phương đứng. Tính chất sản xuất ít ô nhiễm , ít dùng nước , công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch. Thuận tiện trong tổ hợp hình khối kiến trúc nhờ các phân vị cao, phân vị tầng. NHƯỢC ĐIỂM Tải trọng trên mặt sàn hạn chế (< 2,5 tấn/m2), do tải không truyền trực tiếp lên nền nhà, rất hạn chế tải trọng động, rung. Giao thông theo phương đứng phức tạp: thang máy, thang nâng hàng, thang thoát hiểm. Đối với nhà nhiều tầng, chiều cao sàn bị giới hạn, nhịp nhà L bị hạn chế để đảm bảo kết cấu và thông thoáng, ánh sáng cho các tầng dưới. Kinh phí XDCB cao. 1. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng CÁC CĂN CỨ ĐỂ LỰA CHỌN: Yêu cầu của dây chuyền sản xuất phải tổ chức theo phương đứng (tận dụng quá trình tự rơi, tự chảy của các dạng nguyên liệu). Hoặc do yêu cầu thao tác sản xuất ở các tầng khác nhau. Các XNCN có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt về tổ chức cách ly, tổ chức các hệ thống đường ống kỹ thuật phục vụ sản xuất. Do hạn chế qũy đất xây dựng, trong khi nhu cầu diện tích sự dụng .
đang nạp các trang xem trước