TAILIEUCHUNG - Luật tục địa phương và luật pháp của nhà nước trong quản lý rừng: Nghiên cứu trường hợp tại một cộng đồng người Dao ở miền núi phía Bắc, Việt Nam

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về cộng đồng người Dao ở miền núi phía Bắc, Việt Nam. Nghiên cứu về luật tục địa phương và luật phát của nhà nước trong quản lý rừng. Mời các bạn tham khảo! | Bài 18 Luật tục địa ph−ơng và luật pháp của Nhà nước trong quản lý rừng: nghiên cứu trường hợp tại một cộng đồng người Dao ở miền núi phía Bắc, Việt Nam Thạc sĩ Tô Xuân Phúc Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội Tóm tắt Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về cộng đồng người Dao tại bản Yên thuộc vùng miền núi phía Bắc của Việt Nam. Đối với người dân ở bản, rừng là nhà, là nguồn sống. Rừng là nơi để họ canh tác, chăn thả gia súc, cung cấp các sản phẩm gỗ và phi gỗ. Rừng còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của người dân. Đối với người dân ở đây, rừng là tài sản chung và mọi người trong bản đều có quyền tiếp cận. Để bảo vệ nguồn tài nguyên vật chất và văn hoá này, người dân đã thiết lập những quy định để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Trong khi đó, chính phủ coi rừng là nguồn tài nguyên vật chất quan trọng cần phải được bảo vệ về gỗ, rừng đầu nguồn nhằm tối đa hoá trong sử dụng tiềm năng, điều này được thực hiện thông qua rất nhiều các chính sách khác nhau. Với nhận thức rằng hộ gia đình là đơn vị phù hợp trong bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, chính sách của Chính phủ đ−a ra gần đây đã chuyển quyền sử dụng đất từ hình thức Nhà nước sang hộ gia đình. Những chính sách này không cho phép duy trì hình thức canh tác n−ơng rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Sự khác nhau giữa luật tục địa ph−ơng và chính sách của Nhà nước làm cho nguồn tài nguyên rừng trở nên suy thoái. Thêm vào đó, các nhóm người và cá nhân có vị trí trong địa ph−ơng lợi dụng sự khác nhau này để thu lợi cho chính bản thân mình thông qua việc khai thác và buôn bán trái phép nguồn tài nguyên gỗ rừng. Giới thiệu ở Việt Nam, quan niệm về rừng giữa chính phủ và người dân địa ph−ơng còn khác nhau. Đối với Chính phủ, rừng là những tài nguyên không những bảo vệ môi trường mà còn là nơi cung cấp các nhu cầu về xã hội, kinh tế, sinh thái cho tất cả mọi người. Do vậy, rừng cần phải được bảo vệ vì sự bền vững của toàn xã hội. Để làm được điều này, Chính phủ đã ban hành các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.