TAILIEUCHUNG - Các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay - Bùi Thị Thủy

Bài viết phân tích nguyên nhân xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam trong những năm gần đây: mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bất ổn về kinh tế và chính trị, sự phân tầng trong xã hội, sự khó khăn về kinh tế, mặt trái của sự phát triển về khoa học - kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa, tính chất của hiện tượng tôn giáo mới trong việc nâng đỡ con người về cuộc sống tâm linh. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay Bùi Thị Thủy * Tóm tắt: Bài viết phân tích nguyên nhân xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam trong những năm gần đây: mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bất ổn về kinh tế và chính trị, sự phân tầng trong xã hội, sự khó khăn về kinh tế, mặt trái của sự phát triển về khoa học - kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa, tính chất của hiện tượng tôn giáo mới (HTTGM) trong việc nâng đỡ con người về cuộc sống tâm linh. Từ khóa: Tôn giáo; tôn giáo mới; hiện tượng tôn giáo mới. 1. Mở đầu Khi nghiên cứu tôn giáo, chúng ta cần nghiên cứu những tác động của tôn giáo lên đời sống xã hội và những tác động của hoàn cảnh xã hội đến tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Các nhà triết học mác-xit khẳng định rằng, nguồn gốc đầu tiên của tôn giáo là sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên, của các thế lực xã hội và trình độ nhận thức hạn chế của con người. Xét cho đến cùng, nguyên nhân về sự hạn chế của nhận thức cũng là hệ quả tất yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tôn giáo là một hiện tượng phức tạp trong đời sống của con người. Bản thân tôn giáo là sự phản ánh tính phức tạp trong đời sống xã hội. Không tôn giáo nào lại không thỏa mãn các nhu cầu nào đó của con người. Các tôn giáo luôn làm cho con người được thỏa mãn, được hạnh phúc trong niềm tin thiêng liêng của mình vào các Đấng tối cao. Tôn giáo có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các tín đồ, tôn giáo khiến tín đồ của mình phục tùng một cách tự giác, tuyệt đối, vô điều kiện. 96 Nhiều người cho rằng, sợi dây liên kết chặt chẽ giữa tín đồ với Đấng tối cao, với các tổ chức Giáo hội, với các giáo lý, giáo luật, tôn giáo sẽ làm cho tôn giáo tồn tại vĩnh viễn. Theo quan điểm mác-xít thì không phải như vậy, trong lịch sử đã có lúc con người không có tôn giáo; trong tương lai, sẽ có lúc con người không cần đến

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.