TAILIEUCHUNG - Ebook Hồi ký Nguyễn Hiến Lê: Phần 1 - NXB Văn học
Sự đóng góp của Nguyền Hiến Lê trong nền văn học Việt Nam đương đại là hết sức quí báu. Phần 1 ebook gồm 24 chương với 4 phần: Phần 1 - Sinh trưởng và học ở Bắc (1912 - 1934); Phần 2 - Vô Nam làm việc (1935 - 1955); Phần 3 - Trong chiến tranh Việt Pháp (1945 - 1954); Phần 4 - Nam Bắc chia hai - Chiến tranh Việt Mỹ (1954 - 1975). chi tiết nội dung phần 1 tài liệu. | Thông tin ebook Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê Nguồn: ethuvien và wordpress Đây là bản đầy đủ nội dung, bao gồm cả 6 chương thiếu mà NXB đã bỏ đi trong những lần tái bản. Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh Ebook miễn phí tại : Vài lời thưa trước Cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, bản của nhà Văn hoá in năm 1993 gồm: - Lời nhà xuất bản. - Vài nét về học giả Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Q. Thắng (Tôi tạm lược bỏ bài này). - Lời nói đầu của tác giả. - 33 chương (Nhà xuất bản tạm lược bỏ lại 6 chương XXI, XXII, XXIV , XXX, XXXI và XXXII), chia làm 6 phần. - 3 phụ lục. Trong khi gõ cuốn Hồi kí này, khi gặp những chỗ ngờ sai, tôi thường đối chiếu với cuốn Đời viết văn của tôi (Nxb Văn hoá – Thông tin, năm 2006, về sau gọi tắt là ĐVVCT), nếu sai tôi sẽ châm chước sửa lại mà phần lớn không chú thích để khỏi rườm. Ví dụ đoạn sau đây: “Trong bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc, chỉ có một số ít bài do tôi dịch, mà toàn là những bài dễ, còn hầu hết đều do một ông bác tôi dịch cho và kí tên là Vô danh. Như thơ cổ phong loại “từ” một thể thơ và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật” (). Câu cuối của đoạn trên, trong ĐVVCT in là: “Nhưng thơ cổ phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật” (), nên tôi châm chước sửa lại câu cuối đó thành: “Như thơ cổ phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật”. Còn hai chữ “đệ tứ” trong câu “Nhóm đệ tứ Triều Sơn, Thế Húc, Tam Ích, Thiên Giang cũng viết ít bài phê bình có tư tưởng xã hội, sau in thành vài tập mỏng; Triều Sơn viết khá hơn cả, nhưng chết sớm” (), tôi vẫn giữ nguyên mặc dù trong ĐVVCT in là “đệ tử” () vì tôi đoán “đệ tứ” ở đây có nghĩa là “Đệ tứ Quốc tế”, còn gọi là “Đệ tứ Cộng sản”. Ở một số chỗ, tôi cũng phải chép đúng theo Hồi kí như câu sau đây trong đoạn nói về cuốn Sống đẹp, nguyên tác
đang nạp các trang xem trước