TAILIEUCHUNG - Tâm thiền Nguyễn Du qua thơ chữ hán
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có nhiều công trình nghiên cứu; tuy nhiên, do nội dung phong phú, đề tài đa dạng nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết. Nguyễn Du học nhiều hiểu rộng, thông suốt Nho, Phật, Đạo, đặc biệt là với đạo Phật. Bài viết này giới thiệu cách nhìn của Nguyễn Du về Phật giáo qua thơ chữ Hán của ông. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 38-46 Vol. 14, No. 8 (2017): 38-46 Email: tapchikhoahoc@; Website: TÂM THIỀN NGUYỄN DU QUA THƠ CHỮ HÁN Lê Thu Yến* Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm TPHCM Ngày Tòa soạn nhận được bài: 30-5-2017; ngày phản biện đánh giá: 10-7-2017; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017 TÓM TẮT Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có nhiều công trình nghiên cứu; tuy nhiên, do nội dung phong phú, đề tài đa dạng nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết. Nguyễn Du học nhiều hiểu rộng, thông suốt Nho, Phật, Đạo, đặc biệt là với đạo Phật. Ông đã viếng nhiều cảnh chùa, đã đọc kinh Kim Cang hơn nghìn lần, đã hiểu sâu về Phật đạo nhưng ông vẫn đi theo con đường riêng của mình chứ không đi theo con đường của Phật. Bài viết này giới thiệu cách nhìn của Nguyễn Du về Phật giáo qua thơ chữ Hán của ông. Từ khóa: tâm thiền, hành giả tu thiền, lo đời, đau đời. ABSTRACT Mind meditation in Nguyen Du’s Chinese poetry There have been lots of studies on Nguyen Du’s Chinese poetry; however, due to its richness in contents and the variety of topics, some issues have yet to be explored. Nguyen Du was well educated, with a thorough understanding of Confucianism, Buddhism, Taoism, especially Buddhism. Although he had visited lots of pagodas, read the Diamond Sutra more than a thousand times, and possessed a thorough understanding of the way of Buddhism, he still chose to follow his own way. This article introduces Nguyen Du’s view on Buddhism through his Chinese poetry. Keywords: meditation, meditator, compassion, life’s pains. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du thường ít phát biểu quan niệm của mình về đạo Phật một cách rõ ràng như một số tác giả khác. Chúng ta thấy Trần Quang Triều khi viết về một cảnh chùa: Tâm khôi oa giác mộng Bộ lí đáo thiền đường. (Đề Gia Lâm tự) (Lòng
đang nạp các trang xem trước