TAILIEUCHUNG - Trần Đức Thảo với hiện tượng học - Bùi Thị Tỉnh

Trần Đức Thảo là nhà triết học đã dày công nghiên cứu hiện tượng học. Khi nhận ra hạn chế của hiện tượng học Husserl, ông đã tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng “hiện tượng học duy vật”. Trần Đức Thảo đã “gạn đục khơi trong”, kết hợp quan điểm của Husserl và quan điểm của , mang lại “một dòng cảm biến đa chiều”, tích cực cho hiện tượng học. Những đóng góp của ông cho triết học nhân loại cần phải được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015 CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Trần Đức Thảo với hiện tượng học Bùi Thị Tỉnh * Tóm tắt: Trần Đức Thảo là nhà triết học đã dày công nghiên cứu hiện tượng học. Khi nhận ra hạn chế của hiện tượng học Husserl, ông đã tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng “hiện tượng học duy vật”. Trần Đức Thảo đã “gạn đục khơi trong”, kết hợp quan điểm của Husserl và quan điểm của , mang lại “một dòng cảm biến đa chiều”, tích cực cho hiện tượng học. Những đóng góp của ông cho triết học nhân loại cần phải được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện. Từ khóa: Trần Đức Thảo; Husserl; hiện tượng học; chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1. Mở đầu Tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (xuất bản năm 1951) đánh dấu sự chuyển biến của Trần Đức Thảo từ lập trường hiện tượng học Husserl sang lập trường duy vật biện chứng(1). Về điều này Trần Đức Thảo đã khẳng định: “Cuốn sách này đánh dấu sự chuyển biến của tôi về Hiện tượng học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng”(2). Tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nhận được sự bình luận khá rộng rãi bởi nhiều nhà triết học trong và ngoài nước, song đóng góp của Trần Đức Thảo cho đến nay vẫn là một câu hỏi cần tiếp tục giải đáp. Bài viết này phân tích sự phát triển hiện tượng học của Trần Đức Thảo. Mở đầu tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo tán đồng với quan điểm của Husserl cho rằng “hiện tượng học là khoa học về bản chất”, ý nghĩa của nhận thức là làm cho hiểu biết trở thành chân lý. Theo Trần Đức Thảo, Husserl đã thành công khi chứng minh sự thất bại của khoa học duy lý, bởi 44 không thể giải quyết được tất cả các vấn đề bằng các quy luật logic. Song, theo Trần Đức Thảo, hạn chế của Husserl là quan điểm duy nghiệm khi phân tích “ý niệm thuần túy”. Phủ nhận quan điểm duy nghiệm của Husserl, ông khẳng định rằng, khi tôi xác định một vấn đề đúng thì ý thức đúng ấy nằm trong sự vật khách quan có giá trị với tất cả .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.