TAILIEUCHUNG - Gia đình Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - Nguyễn Hữu Minh
Bài viết tập trung phân tích những thành tựu về công tác gia đình, những hạn chế chủ yếu về nhận thức cũng như những bất cập trong đời sống gia đình hiện nay, các nguyên nhân của tình hình đó. Trên cơ sở các phân tích cụ thể bài viết đã trình bày một số vấn đề chủ yếu cần quan tâm về mặt chính sách nhằm xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. | Gia HỘI đình Việt Nam sau 30 năm Đổi mới TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỌC Gia đình Việt Nam sau 30 năm Đổi mới Nguyễn Hữu Minh * Tóm tắt: Sau gần 30 năm Đổi mới, cùng với những biến chuyển tích cực về kinh tế - xã hội, đời sống gia đình Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, đặt ra những vấn đề mới cần quan tâm. Bài viết tập trung phân tích những thành tựu về công tác gia đình, những hạn chế chủ yếu về nhận thức cũng như những bất cập trong đời sống gia đình hiện nay, các nguyên nhân của tình hình đó. Trên cơ sở các phân tích cụ thể bài viết đã trình bày một số vấn đề chủ yếu cần quan tâm về mặt chính sách nhằm xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Từ khóa: Gia đình; đời sống gia đình; chính sách; Việt Nam. 1. Mở đầu Việt Nam hiện đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người là đô la Mỹ vào năm 2009 và khoảng đô la Mỹ năm 2015. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã trải qua những khó khăn về kinh tế. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã chậm lại ba năm liên tiếp, năm 2011 là 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%, năm 2013 đạt 5,42%. Năm 2011 và 2012 có gần doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bằng một nửa tổng số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kể từ khi đổi mới. Những điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình giải quyết việc làm. Năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 925,6 nghìn người thất nghiệp và gần 1,34 triệu người thiếu việc làm. Trong 9 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Những thành tựu và khó khăn nêu trên về kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến đời sống gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Thành tựu trong công tác gia đình Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rằng, ở Việt Nam sự ổn định của gia đình chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá
đang nạp các trang xem trước