TAILIEUCHUNG - Quan hệ giữa báo chí với chính trị ở Việt Nam - Ngô Đình Xây

Bài viết chỉ ra rằng, giữa báo chí và chính trị có mối quan hệ qua lại khăng khít và rất biện chứng, vừa độc lập, vừa hỗ trợ cho nhau. Đây là mối quan hệ giữa hai loại quyền lực: quyền lực “cứng” và quyền lực “mềm”, trong đó, một mặt, chính trị có trách nhiệm với báo chí nhằm định hướng cho báo chí,.; mặt khác, báo chí cũng phải đồng trách nhiệm với chính trị, phải là mạch đập của xã hội, phải tham gia vào đấu tranh xã hội, phải giữ vững tôn chỉ mục đích, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. | QuanTẾ hệ giữa báo chí với chính trị ở Việt Nam CHÍNH TRỊ - KINH HỌC Quan hệ giữa báo chí với chính trị ở Việt Nam Ngô Đình Xây * Tóm tắt: Bài viết chỉ ra rằng, giữa báo chí và chính trị có mối quan hệ qua lại khăng khít và rất biện chứng, vừa độc lập, vừa hỗ trợ cho nhau. Đây là mối quan hệ giữa hai loại quyền lực: quyền lực “cứng” và quyền lực “mềm”, trong đó, một mặt, chính trị có trách nhiệm với báo chí nhằm định hướng cho báo chí, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, tôn trọng tự do của báo chí và phải đồng hành cùng báo chí; mặt khác, báo chí cũng phải đồng trách nhiệm với chính trị, phải là mạch đập của xã hội, phải tham gia vào đấu tranh xã hội, phải giữ vững tôn chỉ mục đích, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Từ khóa: Chính trị; báo chí; quan hệ giữa chính trị và báo chí. 1. Mở đầu Kể từ khi báo chí xuất hiện, người ta đã nói đến mối quan hệ giữa báo chí với chính trị. Sở dĩ như vậy là do ngay sau khi xuất hiện, báo chí đã tạo ra một thứ quyền năng khá mới và khá lớn, có tác động nhất định đến con người và xã hội. Vậy, mối quan hệ giữa báo chí với chính trị là như thế nào (độc lập hay phụ thuộc nhau hoàn toàn). Về vấn đề này đã hình thành hai cách tiếp cận gần như đối lập nhau: có quan điểm cho rằng báo chí và chính trị là hoàn toàn độc lập nhau, hai bên đều có quyền năng như nhau đối với xã hội; còn quan điểm ngược (mà chủ yếu là của giới chính trị) lại cho rằng, đây là hai quyền năng mà về bản chất là lệ thuộc nhau: chính trị chi phối báo chí và báo chí phải tuân thủ và phục vụ chính trị. Đúc rút từ thực tế hoạt động của báo chí trên thế giới và trong nước, chúng tôi cho rằng, giữa báo chí và chính trị có mối quan hệ qua lại khăng khít và rất biện chứng, vừa độc lập với nhau, vừa hỗ trợ cho nhau. 2. Quyền lực “cứng” và quyền lực “mềm” Với bà đỡ và bằng sức mạnh hiện thực được thể hiện và thực thi qua ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp, chính trị đích thực mang tính .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.