TAILIEUCHUNG - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 30 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam - Đỗ Hoài Nam
Qua 6 kỳ Đại hội Đảng kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đã có nhiều bước tiến trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn để từ bỏ mô hình công nghiệp hóa tập trung quan liêu bao cấp của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ) để từng bước chuyển sang mô hình công nghiệp hóa mới. Mô hình công nghiệp hóa (kỳ vọng) này được bước đầu định hình từ Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng VII, VIII, được bổ sung, hoàn thiện và phát triển ở Đại hội Đảng IX, X và XI. | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 30 năm Đổi mới kinh tế ở Việt Nam Đỗ Hoài Nam * Tóm tắt: Qua 6 kỳ Đại hội Đảng kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đã có nhiều bước tiến trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn để từ bỏ mô hình công nghiệp hóa tập trung quan liêu bao cấp của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ) để từng bước chuyển sang mô hình công nghiệp hóa mới. Mô hình công nghiệp hóa (kỳ vọng) này được bước đầu định hình từ Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng VII, VIII, được bổ sung, hoàn thiện và phát triển ở Đại hội Đảng IX, X và XI. Từ khóa: Đổi mới kinh tế; mô hình công nghiệp hóa; công nghiệp hóa; hiện đại hóa; Việt Nam. 1. Mô hình và quan điểm Sâu chuỗi các luận điểm, quan điểm của Đảng qua 6 kỳ Đại hội có thể khái quát về mặt lý luận, mô hình công nghiệp hóa được quyết định tại Đại hội lần thứ VI là mô hình công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại. Trong gần 30 năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đã đạt được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu này bắt nguồn từ thay đổi nhận thức và đổi mới tư duy về phát triển nói chung và về công nghiệp hóa nói riêng. Xét riêng về công nghiệp hóa, nhiều quan điểm cơ bản của Đảng đã đi từng bước hiện thực hóa và được thực tiễn kiểm định là đúng đắn, phù hợp. Đó là : (1) Cần và có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới. (2) Gắn kết công nghiệp hóa với hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức; công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển bền vững. Kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.(*) (3) Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đang nạp các trang xem trước