TAILIEUCHUNG - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn huyện Tâm Sơn tỉnh Phú Thọ
Nội dung bài viết đó là thực hiện công tác quản lý, bảo tồn tài nguyên sinh vật, phân loại các nhóm thực vật quan trọng ở xã Xuân Sơn. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(45) Tập 1/Năm 2008 kết quả điều tra nguồn tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Yến - Lê Ngọc Công (Trường ĐH S− phạm - ĐH Thái Nguyên) Đỗ Hữu Th− (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) 1. Mở đầu Xuân Sơn là một x] miền núi nằm ở phía tây nam của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích đất tự nhiên 6548 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 60%. X] Xuân Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ 220C - 250C, lượng m−a trung bình từ 1500 - 2000 mm. Đó là những điều kiện thuận lợi để thảm thực vật rừng phát triển. Trên địa bàn x] có 2 dân tộc chính là người Dao và người Mường, sống phân bố trong 5 xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng và Lùng Mằng). Nguồn sống chính của cộng đồng dân c− ở đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, nhưng chủ yếu vẫn là canh tác n−ơng rẫy truyền thống và khai thác nguồn tài nguyên rừng. Để góp phần đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên thực vật ở x] Xuân Sơn làm cơ sở định hướng cho công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2007, chúng tôi đ] tiến hành điều tra phân loại các nhóm thực vật quan trọng ở x] Xuân Sơn. 2. Đối tượng và ph−ơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các loài thực vật tự nhiên ở x] Xuân Sơn, trong đó chủ yếu là một số nhóm tài nguyên thực vật quan trọng. Ph−ơng pháp nghiên cứu là điều tra thu thập mẫu vật trực tiếp trên hiện trường bằng tuyến khảo sát và ô tiêu chuẩn. Xác định tên khoa học của các loài theo ph−ơng pháp hình thái so sánh. Đánh giá các loài quý hiếm theo các tài liệu: Sách đỏ Việt Nam (2004) [2], Danh lục đỏ IUCN (2001) [5]. Nghiên cứu các nhóm tài nguyên thực vật (cây làm thuốc, cây cho gỗ, cây có tinh dầu, cây ăn được), theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (2003 - 2005) [1], Võ Văn Chi (1997) [3], Phạm Hoàng Hộ (1992) [4]. 3. Kết quả và thảo luận . .
đang nạp các trang xem trước