TAILIEUCHUNG - So sánh các phương pháp đánh giá năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế

Trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá năng lực công nghệ ra đời, nhưng tựu trung lại thì có 3 phương pháp đánh giá năng lực công nghệ chính: Phương pháp tiếp cận đầu vào đầu ra của quy trình (input, output); phương pháp Atlas công nghệ do APCTT (trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á – Thái Bình Dương) xây dựng (1986); phương pháp tiếu cận theo quan điểm quản trị chiến lược (Sharif, 1995). | 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 SO SÁNH CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP, CÁC NGÀNH KINH TẾ Nguyễn Hồng Liên (ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ được xem là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đã từ lâu, vai trò quan trọng của công nghệ trong phát triển của bất kỳ một quốc gia nào đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Đánh giá năng lực công nghệ để có cái nhìn xác thực về công nghệ cụ thể của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế hoặc trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ là hết sức cần thiết, cho phép xác định điểm xuất phát của lộ trình phát triển công nghệ một cách hợp lý và tối ưu hóa cách ngành sản xuất. Ngoài ra, đánh giá năng lực công nghệ như một thước đo nhằm xác định được giá trị thực tế của công nghệ để định giá và thỏa thuận các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp đánh giá năng lực công nghệ ra đời, tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với mỗi nền kinh tế khác nhau. Vì vậy mục tiêu đặt ra ở đây là: Tìm hiểu, so sánh một số phương pháp đánh giá năng lực công nghệ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và các địa phương. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá năng lực công nghệ ra đời, nhưng tựu trung lại thì có 3 phương pháp đánh giá năng lực công nghệ chính: Phương pháp tiếp cận đầu vào đầu ra của quy trình (input, output); phương pháp Atlas công nghệ do APCTT (trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á – Thái Bình Dương) xây dựng (1986); phương pháp tiếu cận theo quan điểm quản trị chiến lược (Sharif, 1995). 3. Nội dung nghiên cứu Sự ra đời của khái niệm “đánh giá công nghệ” và quá trình phát triển các hoạt động đánh giá công nghệ trong thực tiễn có thể xem là những cố gắng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình ra quyết định về công nghệ gắn với xã hội. Làn sóng khởi đầu của việc đánh giá công .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.