TAILIEUCHUNG - Thực vật dân tộc học: một bài học cho thế hệ tương lai Việt Nam

Nội dung bài viết giới thiệu các kiến thức truyền thống hữu ích sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hành động của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn nguồn gen thực vật và sử dụng, thúc đẩy sử dụng cây trồng hoang dại và cây ít sử dụng cho các nhu cầu trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC: MỘT BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG, NGUYỄN VĂN KIÊN, HOÀNG THỊ NGA, NGUYỄN THỊ NGỌC HUỆ, NGUYỄN TIẾN HƯNG Trung tâm Tài nguyên thực vật NGUYỄN VĂN DƯ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Cây trồng hoang dại và cây ít sử dụng chiếm 97% loài cây trồng trên thế giới, là nguồn cung cấp 50% hydratcacbon và calo, vi chất dinh dưỡng cũng như tạo sinh kế bền vững cho các hộ nông dân nghèo ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, chúng có thể cung cấp một lượng lớn nguồn gen có giá trị cho lai tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu với hạn hán, mặn, nhiệt độ thấp và sâu bệnh. Hiện nay, cây lương thực đang bị hạn chế về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu trong khi đó cây hoang dại và cây ít sử dụng vẫn là một vấn đề để ngỏ. Lương thực và khủng hoảng năng lượng cùng với biến đổi khí hậu và các vấn đề an toàn dinh dưỡng ngày càng trở thành thách thức toàn cầu. Việc quản lý và sử dụng các cây trồng hoang dại và cây ít sử dụng là một đóng góp rất cần thiết để đối phó với những thách thức. Nhưng trước hết là cái nhìn tổng quát của thực vật học dân tộc về sử dụng cây hoang dại và ít sử dụng, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng, cách chế biến thô sơ và giá trị sử dụng cuối cùng. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam của bán đảo Đông Dương, nơi có sự đa dạng sinh học cao, là một trong 8 trung tâm đa dạng sinh học trên trái đất (Vavilov, 1951). Mặt khác, với 54 dân tộc khác nhau đã định cư lâu năm và mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ, văn hóa riêng biệt, điều này làm cho Việt Nam rất phong phú về văn hóa cũng như kiến thức bản địa, đặc biệt thực vật học dân tộc đã diễn tả rõ nét sự khác nhau về kiến thức giữa các dân tộc trong việc sử dụng các loại cây trồng trong các điều kiện sinh thái khác nhau (Nguyễn Văn Huy và cộng sự , 2009). Kiến thức bản địa là cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả cây hoang dại và cây ít sử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.