TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của việc bổ sung Phytase vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà Broiler

Thí nghiệm được chia làm 4 lô tương ứng với hai dạng khẩu phần có tỷ lệ P. phytin cao và P. Phytin thấp có và không bổ sung Phytase 5000 với liều 1g/1kg thức ăn. Bổ sung men Phytase vào khẩu phần ăn cho gà broiler không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống, những đã có tác dụng tốt đến tăng khối lượng cơ thể. | Nguyễn Thu Quyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 69 - 75 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PHYTASE VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER Nguyễn Thu Quyên1*, Trần Thanh Vân2, Trần Quốc Việt3, Nguyễn Thị Thuý Mỵ1, Nguyễn Vũ Quang4 1 Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,2ĐH Thái Nguyên Viện Chăn nuôi Quốc gia, 4Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên 3 TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc chia làm 4 lô tƣơng ứng với hai dạng khẩu phần có tỷ lệ P. phytin cao và P. Phytin thấp có và không bổ sung Phytase 5000 với liều 1g/1kg thức ăn. Bổ sung men Phytase vào khẩu phần ăn cho gà broiler không ảnh hƣởng đến tỷ lệ nuôi sống, những đã có tác dụng tốt đến tăng khối lƣợng cơ thể, tăng từ 4,67% đến 15,32 %, giảm hệ số chuyển hoá thức ăn từ 11,13 % đến 10,79 %, tăng chỉ số sản xuất từ 13,41 % đến 11,33 % so với không bổ sung Phytase, tƣơng ứng với 2 khẩu phần thức ăn có chứa P. phytin thấp và P. phytin cao. Nếu không bổ sung Phytase thì gà broiler ăn khẩu phần thức ăn có hàm lƣợng P. phytin thấp sẽ cho sinh trƣởng, hệ số chuyển hoá thức ăn và chỉ số sản xuất tốt hơn khẩu phần thức ăn có hàm lƣợng phốt pho phytin cao. Từ khoá: Enzyme Phytase, gà broiler, khả năng sản xuất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong chăn nuôi động vật nói chung chi phí thức ăn chiếm chủ yếu trong giá thành sản phẩm chăn nuôi, do đó việc nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm chi phí thức ăn là một yêu cầu cấp thiết. Từ những năm giữa thế kỷ 20, nhiều nƣớc trên thế giới đã có các hƣớng nghiên cứu nhằm giảm chi phí thức ăn trong đó kháng sinh và hormone sinh trƣởng cũng đã đƣợc sử dụng làm chất kích thích sinh trƣởng. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh và hormone sinh trƣởng trong thức ăn chăn nuôi sẽ gây ra nhiều ảnh hƣởng bất lợi cho ngƣời tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm động vật. Do đó, vấn đề sản xuất sản phẩm động vật an toàn, bắt buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn (Lã Văn Kính, 2005 [2]). Để khắc phục những hạn chế nói trên, trong những năm gần đây nhiều hƣớng nghiên cứu đã đƣợc tiến hành và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.