TAILIEUCHUNG - Giải bài toán trường trên anten sóng chậm bằng phương pháp moment

Trong bài báo này, tác giả trình bày cách tính toán một kết cấu anten sóng chậm trên cơ sở biến đổi về kết cấu anten mạch dải có hình gấp khúc sau đó áp dụng phương pháp momen để giải bài toán trường điện từ. Sử dụng phương pháp moment với hàm cơ sở miền con là hàm sin cho phép biến các phương trình của bài toán trường ở dạng toán tử về các phương trình ma trận có thể giải được trên máy tính. | Nguyễn Anh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 217 - 221 GIẢI BÀI TOÁN TRƢỜNG TRÊN ANTEN SÓNG CHẬM BẰNG PHƢƠNG PHÁP MOMENT Nguyễn Anh Tuấn* Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phương pháp moment là một trong những phương pháp số được áp dụng rộng rãi trong các bài toán về trường điện từ . Trong bài báo này, tác giả trình bày cách tính toán một kết cấu anten sóng chậm trên cơ sở biến đổi về kết cấu anten mạch dải có hình gấp khúc sau đó áp dụng phương pháp momen để giải bài toán trường điện từ. Sử dụng phương pháp moment với hàm cơ sở miền con là hàm sin cho phép biến các phương trình của bài toán trường ở dạng toán tử về các phương trình ma trận có thể giải được trên máy tính. Các anten với hình dạng bất kỳ đều có thể được phân tích bằng phương pháp này nhờ việc thay đổi biên bên ngoài của phiến kim loại mạch dải . Đây cũng là một cách tiếp cận mới để giải các bài toán trường điện từ trên anten mạch dải. Từ khoá: Phương pháp moment, bài toán điện từ trường,hàm cơ sở miền con, anten vi dải, anten sóng chậm. KẾT CẤU SÕNG CHẬM TRONG ANTEN MẠCH DẢI* Trong kỹ thuật anten, các kết cấu sóng chậm hiện tại rất to lớn cồng kềnh. Để giảm bớt kích thước và khối lượng của kết cấu sóng chậm, ta có thể sử dụng kết cấu chấn tử bằng dây dẫn hoặc khe hẹp có đường kính rất nhỏ so với bước sóng (r/ << 1 ) có phủ chất điện môi hoặc từ môi. Tuy nhiên các chấn tử impedance sử dụng chất điện môi hoặc từ môi có nhược điểm là phải sử dụng các vật liệu điện môi gây tổn hao sóng trong các môi trường vật liệu nên làm giảm hiệu suất của kết cấu. Để khắc phục nhược điểm trên, có thể thay thế môi trường bao quanh dây dẫn (điện môi hay ferit) bởi đường dây hoặc khe gấp khúc hay xoắn. Khi ấy sóng truyền lan dọc theo kết cấu được hình thành từ hai sóng truyền lan với vận tốc pha khác nhau, trong đó một sóng truyền lan với vận tốc c và một sóng truyền lan theo đường dây (khe) gấp khúc hoặc xoắn với vận tốc y < c. Xét kết cấu impedance có dạng gấp khúc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.