TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề đặt ra từ việc nhìn nhận về đặc điểm lao động của đội ngũ Giảng viên
Trong giai đoạn hiện nay việc tìm kiếm chiếc chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã làm cho Giáo dục Đại học đặc biệt là đội ngũ giảng viên trở thành mối quan tâm thường trực, hàng đầu của các nhà lãnh đạo, quản lý. Điều này đang hối thúc mạnh mẽ và đặt ra yêu cầu phải tiến hành những cải cách sâu rộng, triệt để chất lượng đội ngũ nhà giáo ở bậc Đại học. Những vấn đề đặt ra từ chức trách, vai trò, nhiệm vụ đến tính chất lao động trí óc, sáng tạo. | Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 170 - 172 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC NHÌN NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Trần Thị Lan* Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trong giai đoạn hiện nay việc tìm kiếm chiếc chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã làm cho Giáo dục Đại học đặc biệt là đội ngũ giảng viên trở thành mối quan tâm thường trực, hàng đầu của các nhà lãnh đạo, quản lý. Điều này đang hối thúc mạnh mẽ và đặt ra yêu cầu phải tiến hành những cải cách sâu rộng, triệt để chất lượng đội ngũ nhà giáo ở bậc Đại học. Những vấn đề đặt ra từ chức trách, vai trò, nhiệm vụ đến tính chất lao động trí óc, sáng tạo. của Nhà giáo được xem là luận cứ quan trọng cho việc hoạch định và thực hiện những giải pháp tạo động lực cho đội ngũ giảng viên gắn bó với sự nghiệp “trồng người”. Từ khoá: Đặc điểm lao động, đội ngũ giảng viên ĐẦU Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định việc phát triển nội lực của đất nước. Đó là nhân tố tạo lợi thế trong hợp tác, cạnh tranh và hội nhập. Thực tiễn đã chứng minh: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội, song ngành Giáo dục bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu” [3], đặc biệt là Giáo dục Đại học. Vì lẽ đó, trí thức Giáo dục Đại học nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng được xem là lực lượng nòng cốt, xung kích, tiên phong, góp phần quan trọng vào chiến lược “trồng người”. Lôgíc - khách quan của vấn đề đã lý giải tại sao việc phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lại sớm trở thành tâm điểm trong bài toán nâng cao chất lượng giáo dục Đại học hiện nay. Một trong những luận cứ khoa học để giải bài toán ấy là việc đổi mới nhận thức về đặc điểm lao động trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên. Với mục đích đưa ra cơ sở cần thiết để nhà quản lý giáo dục cũng như mỗi giảng viên thực hiện có hiệu qủa những giải pháp nhằm cải biến chất lượng đội ngũ nhà giáo ở các trường Đại học, bài viết này đề cập đến một số
đang nạp các trang xem trước