TAILIEUCHUNG - Đánh giá tình hình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (Viet Gap) trên một số loại cây trồng giai đoạn 2008 - 2010
Các cơ quan có trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập huấn cho người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. | Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIET GAP) TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 Nguyễn Hữu Thọ1*, Trần Thế Tưởng2, Bùi Thị Minh Hà1 1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Cục Trồng trọt – Bộ NN &PTNT TÓM TẮT Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là rau quả an toàn ngày càng tăng. Để quản lý được chất lượng sản phẩm trên rau quả mỗi nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình dựa trên những tiêu chuẩn Quốc tế. Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt động đã và đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực hiện, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ quan có trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập huấn cho người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện tích ha đang áp dụng VietGAP và có 58 mô hình với diện tích ha áp dụng theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất nhỏ và thói quen canh tác và tiêu dùng của người dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện chương trình sản xuất an toàn theo GAP. Từ khóa: rau, quả, chè, thực hành nông nghiệp tốt - VIET GAP. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, lỵ trực tràng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được đặt lên hàng đầu tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình không được cải thiện, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm (Trần Khắc Thi, Tô Thị
đang nạp các trang xem trước