TAILIEUCHUNG - Cộng đồng học giả và vai trò của cộng đồng học giả trong việc nghiên cứu biển Đông

Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Các tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật, mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phương pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 5 CỘNG ĐỒNG HỌC GIẢ VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG HỌC GIẢ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG Trương Minh Huy Vũ*, Nguyễn Việt Vân Anh** Dẫn nhập Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, nhiều lý thuyết đã được phát triển để giải thích, dự báo và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community).(1) Haas cho rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Sức ảnh hưởng của cộng đồng học giả thậm chí có thể còn vượt qua các nhóm lợi ích hoặc các phong trào xã hội khác. Giả thuyết này được biết đến như là cách tiếp cận theo hướng cộng đồng học giả xuyên quốc gia (transnational epistemic community approach). Cách tiếp cận kế thừa cả hai trường phái trong quan hệ quốc tế là chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do mới. Đây có thể xem là cầu nối giữa lý thuyết về thiết chế quốc tế và lý thuyết mạng lưới vận động. Các tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật, mà cả giới hoạch định chính sách. Lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Trong trường hợp người quyết định chính sách phải đối mặt với vô vàn lựa chọn, cộng đồng học giả có thể dựa vào những sự kiện bên ngoài và niềm tin chính trị có sẵn để: (i) làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của một vấn đề đang tranh cãi; (ii) thúc đẩy các giải pháp hợp lý, cũng như (iii) phản biện (thậm chí) ngăn cản các chính sách không khả thi theo phân tích và logic của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.