TAILIEUCHUNG - Bàn về vấn đề “hiếu-nghĩa” trong quan hệ hôn nhân gia đình qua một số quy định của Hoàng Việt luật lệ
Bài viết này xem xét giá trị pháp lý của Hoàng Việt luật lệ ở một góc độ cụ thể đó là đạo “hiếu-nghĩa” trong quan hệ hôn nhân gia đình thông qua một số quy định của bộ luật, góp phần vào việc bảo tồn những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích và đối chiếu với nội dung các quy định mang đậm giá trị “hiếu-nghĩa” của pháp luật hiện hành, bài viết làm rõ sự kế thừa của pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xã hội hiện nay. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) . 2014 151 BÀN VỀ VẤN ĐỀ “HIẾU-NGHĨA” TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH QUA MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ Mai Thị Diệu Thúy* 1. Mở đầu Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, những giá trị đạo đức “hiếu”, “lễ”, “nghĩa” của xã hội tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc đã có nhiều thay đổi, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội nói chung và giá trị nhân văn của mỗi cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, về bản chất đạo “hiếu-nghĩa” vẫn là nhân tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà không một hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội nào có thể thay thế được. Vì thế, việc ôn cố tri tân thông qua các cổ luật để có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, về bản chất của “hiếu”, “lễ”, “nghĩa” làm nền tảng cho việc bảo tồn những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật hiện đại là điều cần thiết, nhất là trong điều kiện phát triển “hòa nhập nhưng không hòa tan” hiện nay. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề “hiếu-nghĩa” được thể hiện trong các quan hệ hôn nhân gia đình quy định trong nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ. Bộ Hoàng Việt luật lệ do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành chỉ đạo biên soạn theo một quy trình chặt chẽ dưới sự kiểm soát của Hoàng đế Gia Long năm 1815, nên còn được gọi là “Luật Gia Long” với 398 điều, chia thành 22 quyển điều chỉnh chủ yếu trong sáu lĩnh vực tương ứng với phạm vi quản lý của sáu bộ: Lại, Lễ, Binh, Hình, Hộ, Công. Bộ Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn, rồi dùng .
đang nạp các trang xem trước