TAILIEUCHUNG - “Thể chế hóa” tranh chấp Biển Đông: phân tích lựa chọn chiến lược của ASEAN, Mỹ và Trung Quốc

Bài viết phân tích vai trò của quá trình “thể chế hóa” trong việc gìn giữ và xây dựng hòa bình tại vùng tranh chấp Biển Đông. Từ năm 2009 đến nay, những thể chế đã có như Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đang gặp phải nhiều hạn chế và thất bại trong việc quy định hành động của các bên. Mời tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) . 2014 85 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM “THỂ CHẾ HÓA” TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CỦA ASEAN, MỸ VÀ TRUNG QUỐC Trương Minh Huy Vũ*, Vũ Thành Công** I. Đặt vấn đề Các động thái gần đây trong hồ sơ tranh chấp tại Biển Đông đang dấy lên lo ngại về tình hình an ninh khu vực. Việc thiếu vắng một cơ chế pháp lý hiệu quả trong việc quản lý tranh chấp được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng leo thang. Sự chấp nhận tương đối của các bên tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được xem là một trong những “trụ cột pháp lý” để quy định và phân xử các hành động của các bên liên quan. Tuy vậy, UNCLOS lại đang gặp phải nhiều vấn đề khi sự diễn dịch của nó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Một trong những vấn đề nan giải khác trong việc sử dụng UNCLOS - một khuôn khổ pháp lý cho giải quyết xung đột tại khu vực Biển Đông là sự khác biệt góc nhìn giữa các bên tham gia về bản chất kết cấu tự nhiên ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự khác biệt góc nhìn ảnh hưởng đến lập luận của các bên trong việc xác định các vùng biển có thể được yêu sách.(1) Dựa trên hồ sơ báo cáo chung Việt Nam-Malaysia 2009 trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC)(2) cho thấy hai nước này đi gần với quan điểm phủ định quy chế pháp lý của đảo dành cho các hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, ngay cả những hòn đảo hai nước này đang quản lý. Lựa chọn này đồng nghĩa là từ các đảo tại quần đảo này không thể đòi hỏi EEZ, mà chỉ có thể tạo nên một vùng lãnh hải rộng hơn 12 hải lý như khu vực nội thủy. Ngược lại, việc khẳng định lại tấm bản đồ yêu sách trên Biển Đông theo đường “chữ U đứt đoạn” (đường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.