TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tính đa dạng thực vật quý hiếm và nguy cấp tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là một xã vùng cao, địa hình chia cắt, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 84% tổng diện tích tự nhiên trong đó diện tích rừng chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Khu vực nghiên cứu là các dải núi đá vôi với nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1160 - 1328m, độ dốc từ 30 - 400 có nơi >450 , đường đi lại khó khăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung đã bị tác động mạnh. Kết quả bước đầu chúng tôi đã xác định được thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 33 loài, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, danh lục đỏ IUCN 2011 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/06/2006. Đặc biệt lần đầu tiên vùng phân bố mới một quần thể nhỏ Bách vàng. | Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 9 - 16 NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM VÀ NGUY CẤP TẠI XÃ CA THÀNH, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG Đặng Kim Vui, Trần Đức Thiện, La Thu Phương, Trần Quang Diệu, La Quang Độ* Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là một xã vùng cao, địa hình chia cắt, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 84% tổng diện tích tự nhiên trong đó diện tích rừng chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Khu vực nghiên cứu là các dải núi đá vôi với nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1160 - 1328m, độ dốc từ 30 - 40 0 có nơi >45 0, đường đi lại khó khăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung đã bị tác động mạnh. Kết quả bước đầu chúng tôi đã xác định được thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 33 loài, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, danh lục đỏ IUCN 2011 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/06/2006. Đặc biệt lần đầu tiên vùng phân bố mới một quần thể nhỏ Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep với 34 cá thể (25 cá thể trưởng thành và 9 cá thể tái sinh) ở cấp bảo tồn CR B2ab(v) trên núi đá vôi ở độ cao từ 1285 - 1328 m và quần thể Hài điểm ngọc Paphiopedilum emersonii Koop. & P. J. Cribb hiện đang ở mức cực kỳ nguy cấp CR A2c trong danh lục đỏ IUCN 2011 phân bố trên sườn núi đá vôi ở độ cao từ 1230 – 1278 m, được ghi nhận tại nơi đây. Kết quả nghiên cứu này đóng góp vào bản đồ phân bố thực vật quý hiếm của Việt Nam, là cơ sở khoa học định hướng việc lập kế hoạch, quản lý và bảo tồn tài nguyên thực vật quý hiếm và đặc biệt là hai loài nguy cấp và đặc hữu Bách vàng và Hài điểm ngọc tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Từ khóa: Bách vàng, bảo tồn, núi đá vôi, Sách đỏ Việt Nam, thực vật quý hiếm. MỞ ĐẦU* Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới chỉ chiếm khoảng 7% diện tích bề mặt Trái Đất, song chúng chứa trong mình tới 50% tổng

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.