TAILIEUCHUNG - Đi tìm tạp chí phổ biến khoa học đầu tiên ở Việt Nam: "Khoa-học Tập-chí"

Căn cứ vào nguồn tư liệu báo chí Việt Nam lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale Française-BNF), tác giả xác định được tờ Khoa-học Tập-chí (Revue de Vulgarisation Scientifique) là tờ báo tiếng Việt phổ biến khoa học đầu tiên ở Việt Nam và đã giới thiệu sơ lược về tờ tạp chí này. Theo đó, Khoa-học Tập-chí xuất bản được 156 số (căn cứ theo số báo cuối cùng nộp lưu chiểu tại BNF) trong 3 năm, từ 1923 đến 1926. Tham khảo bài viết để biết thêm nội dung chi tiết. | 69 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ĐI TÌM TẠP CHÍ PHỔ BIẾN KHOA HỌC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM: "KHOA-HỌC TẬP-CHÍ" Hà Dương Tường* Đôi lời dẫn nhập Ai cũng biết, tình trạng nghèo nàn lạc hậu của các nước châu Á vào thế kỷ XVIII - XIX là nguyên nhân chủ yếu khiến họ bị các nước châu Âu thôn tính, chỉ trừ nước Nhật (và có lẽ, Thái Lan ở một mức thấp hơn) đã kịp thời tiến hành các chính sách duy tân, mở cửa đưa người sang Âu Mỹ học tập đồng thời đón các chuyên gia, nhà giáo từ các nước đó sang dạy cho thanh niên các kiến thức đã giúp họ phát triển thành một cường quốc khoa học, cả khoa học tự nhiên và xã hội (triết học, chính trị, kinh tế học ). Về phần mình, sau những cố gắng tuyệt vọng của phong trào Cần vương, đầu thế kỷ XX một số sĩ phu yêu nước đã bắt đầu ý thức được yêu cầu học tập để hiện đại hóa đất nước: Phan Châu Trinh và những đồng chí của ông trong phong trào Duy Tân, trong Đông Kinh nghĩa thục, với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Phan Châu Trinh thậm chí còn đánh giá yêu cầu này khẩn cấp hơn việc đánh đổ chế độ thực dân, giành độc lập, theo như chủ trương của Phan Bội Châu và của nhiều người khác sau này. Tuy thế, do chưa hề được trực tiếp tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật Tây phương – mà chỉ qua các mô tả trong “tân thư” của các nhà Nho Trung Quốc, và cũng do thời gian quá ngắn ngủi – Đông Kinh nghĩa thục chỉ hoạt động được 9 tháng rồi bị đóng cửa, các môn khoa học trong chương trình giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục cũng chỉ dừng lại ở mức độ sao chép từ giáo dục tiểu học Pháp.(1) Vậy thì, ý thức về khoa học (tinh thần, nội dung, thực tiễn hoạt động và các ứng dụng trước mắt cũng như tiềm thể của nó) đã bắt đầu nhen nhúm vào người Việt từ khi nào, phát triển ra sao, gặp những thuận lợi và khó khăn nào ? Không biết đúng tới mức nào, nhưng người viết bài này luôn cảm thấy văn chương, thơ phú mới là mối quan tâm hàng đầu của người Việt kể cả trong vài thập niên gần đây, khi yêu cầu “đổi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.