TAILIEUCHUNG - Thực trạng phát triển nghề nấu Dầu tràm ở Thừa Thiên Huế
Dầu tràm Huế là mặt hàng dược phẩm truyền thống nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong xu hướng tìm về các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như hiện nay. Có thể minh chứng điều này qua một vài con số: cả tỉnh hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất và kinh doanh dầu tràm, sản lượng tinh dầu khoảng lít/năm, doanh thu ước đạt khoảng 14 tỷ đồng. | 96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (145) . 2018 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NẤU DẦU TRÀM Ở THỪA THIÊN HUẾ Đinh Văn, Lê Phú* LTS: Dầu tràm Huế là mặt hàng dược phẩm truyền thống nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong xu hướng tìm về các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như hiện nay. Có thể minh chứng điều này qua một vài con số: cả tỉnh hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất và kinh doanh dầu tràm, sản lượng tinh dầu khoảng lít/năm, doanh thu ước đạt khoảng 14 tỷ đồng. Con số này càng có ý nghĩa hơn khi biết rằng nghề nấu dầu tràm là sinh kế của hàng vạn người dân ở những vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khắc nghiệt của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ồ ạt việc sản xuất và kinh doanh tinh dầu tràm hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi chính quyền địa phương và những người tâm huyết với nghề phải kịp thời tìm phương cách giải quyết. Phóng sự dưới đây của hai tác giả Đinh Văn, Lê Phú sẽ phản ánh phần nào thực trạng nói trên. I. “Thủ phủ dầu tràm Huế” Được chiết xuất từ cây tràm gió (tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim - Myrtacea) tinh dầu tràm Huế có mùi hương dịu nhẹ, dùng làm thuốc xoa bóp chống viêm, trị đau nhứt, tê thấp, sát khuẩn, trị ho, cảm , đặc biệt rất tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, nên tinh dầu tràm Huế càng trở nên giá trị đối với người tiêu dùng. Cũng chính vì hiệu quả “thần dược” đó mà hiện nay trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm với gần 60 lò chưng cất, sản lượng tinh dầu khoảng lít/năm, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Phú Lộc và Phong Điền, đa số là các lò loại nhỏ (khoảng 1-2 tạ nguyên liệu) và có một số cơ sở sử dụng lò chưng cất loại lớn như: Công ty TNHH MTV Sản xuất & Thương mại Nhân Tín (1 lò 6 tạ nguyên liệu và 1 lò 3 tạ nguyên liệu với khoảng lít/năm); Cơ sở Sản xuất Dầu tràm Anh Chiến (01 lò 2 tấn nguyên liệu với khoảng
đang nạp các trang xem trước