TAILIEUCHUNG - Về mạng lưới giao thương miền ngược - miền xuôi ở Trung Bộ: suy nghĩ lại “mô hình trao đổi hàng hóa ven sông” của bennet bronson qua dẫn liệu khảo sát nhân học dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong hơn một thập niên qua “mô hình mạng lưới trao đổi hàng hóa ven sông (model of riverine product exchange network)” của Bennet Bronson đã được áp dụng rộng rãi để tìm hiểu về cấu trúc và lịch sử của vương quốc cổ Chiêm Thành/ Champa tại miền Trung Việt Nam (Đổng Thành Danh 2017: 48-60). Một trong hai tác giả của bài này từng là những người thể nghiệm tiên phong đã áp dụng mô hình của Bronson để tìm hiểu cấu trúc lịch sử của vùng đất này. | 56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (145) . 2018 VỀ MẠNG LƯỚI GIAO THƯƠNG MIỀN NGƯỢC - MIỀN XUÔI Ở TRUNG BỘ: SUY NGHĨ LẠI “MÔ HÌNH TRAO ĐỔI HÀNG HÓA VEN SÔNG” CỦA BENNET BRONSON QUA DẪN LIỆU KHẢO SÁT NHÂN HỌC DÂN TỘC Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Kỳ Phương* Rie Nakamura** Trong hơn một thập niên qua “mô hình mạng lưới trao đổi hàng hóa ven sông (model of riverine product exchange network)” của Bennet Bronson đã được áp dụng rộng rãi để tìm hiểu về cấu trúc và lịch sử của vương quốc cổ Chiêm Thành/ Champa tại miền Trung Việt Nam (Đổng Thành Danh 2017: 48-60). Một trong hai tác giả của bài này từng là những người thể nghiệm tiên phong đã áp dụng mô hình của Bronson để tìm hiểu cấu trúc lịch sử của vùng đất này (Trần Kỳ Phương 2004: 41-61). Tuy nhiên, qua những khảo sát thực địa được thực hiện trong thời gian gần đây, chúng tôi muốn đặt lại vấn đề nhận thức về mô hình này dựa trên những kết quả đạt được từ những nghiên cứu điền dã nhân học dân tộc tại vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế trong những năm 2014-15.(1) Nền tảng kinh tế hải thương của những tiểu quốc cảng-thị (river-based polity/ port-polity) của vương quốc Chiêm Thành/Champa tại Trung Bộ từng được giải thích bằng cách áp dụng “mô hình mạng lưới trao đổi ven sông” của Bronson (Tran Ky Phuong 2010: 206-15; Southworth 2011: 102-19). Theo cách giải thích của Bronson, hàng hóa từ miền ngược dựa vào mạng lưới trao đổi ven sông để tập trung về những trung tâm thương mại (hệ thống chợ) được thiết lập dọc theo những dòng sông chính; và được chuyển dần xuống miền xuôi nơi có những hải cảng/cảng-thị tọa lạc ở các cửa sông lớn để kết nối với mạng lưới hải thương quốc tế (Bronson 1977: 39-52). Tương tự theo cách giải thích của Bronson, việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi tại hai tỉnh Trung Trung Bộ là Quảng Nam và Thừa Thiên Huế đã được tiến hành dựa trên những dòng sông chính trong vùng như sông Thu Bồn, sông Vu Gia (Quảng Nam) và Sông Hương, Sông Bồ (Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên qua những phát

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.