TAILIEUCHUNG - Những đóng góp của Nguyễn Đổng Chi vào việc nghiên cứu thể loại văn học dân gian Việt Nam

Bài viết phân tích những đóng góp của học giả Nguyễn Đổng Chi vào việc nghiên cứu 3 thể loại văn học dân gian chủ yếu: thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích được thể hiện tập trung ở 4 công trình: Việt Nam cổ văn học sử, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam và Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. | 38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (119) . 2015 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀO VIỆC NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Trần Thị An* I. Từ góc độ tiếp cận văn học bắt đầu chuyển sang góc độ tiếp cận folklore Là bộ phận ngôn từ của folklore, thuật ngữ “văn học dân gian” trong nhiều trường hợp đã mang những định danh khác nhau, thể hiện các cách quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu. Có thể hình dung khá rõ nét sự xuất hiện và thay đổi thuật ngữ này trong lý thuyết về công thức truyền miệng của Milman Parry và học trò của ông là Albert Lord, hai Giáo sư Trường Harvard, khi hai ông đề xuất lý thuyết truyền thống truyền miệng (oral tradition) trong một công trình nghiên cứu về sử thi.(1) Theo hai ông, khái niệm truyền miệng mà họ dùng cho sử thi đã từng có nhiều tên gọi, đều nhằm khu biệt bộ phận sáng tác này với văn học thành văn. Các tên gọi đó có khi là dân gian (folk) (thường bị đồng nhất với những người thực hành và lưu giữ chúng là “nông dân” (peasant) lạc hậu trong môi trường xã hội nông thôn); bình dân (popular) ngụ ý về những sản phẩm có chất lượng kém; dân tộc (national) trong cơn sốt chủ nghĩa dân tộc thế kỷ XIX; nguyên thủy (primitive) với ngụ ý rằng, sáng tác dân gian xuất hiện trước sáng tác thành văn. Không tán đồng với các quan điểm này, hai ông đề nghị sử dụng thuật ngữ truyền miệng (oral) dành cho sử thi với mục đích phân biệt sử thi truyền miệng và sử thi thành văn, cũng như cách thức mà nhiều nghệ nhân cùng tham gia sáng tạo nên một sử thi truyền miệng.(2) Chạm đến vấn đề mấu chốt của đặc trưng văn học dân gian, tác giả viết: “Điều quan trọng không phải là việc diễn xướng bằng miệng mà là việc tổ chức tác phẩm trong quá trình diễn xướng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.