TAILIEUCHUNG - Vua Khải Định với ý tưởng canh cải Đông y

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1918) của người Pháp tại Việt Nam, lịch sử Việt Nam tới triều Khải Định (1916-1925) đã ghi nhận những chuyển biến quan trọng. Nắm bắt được phần nào trào lưu hiện đại hóa diễn ra tại Việt Nam, vua Khải Định đã chủ trương và tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực theo hướng hiện đại hóa. Bài viết này sẽ đề cập đến vua Khải Định với ý tưởng canh cải Đông y. | 62 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015 VUA KHẢI ĐỊNH VỚI Ý TƯỞNG CANH CẢI ĐÔNG Y Nguyễn Thị Dương* Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, trong điều kiện bị người Pháp đô hộ và với chủ trương tiến tới độc tôn Tây y, nền y dược bản xứ đã phải chịu nhiều sự chèn ép từ phía chính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, cũng chính bối cảnh đó, cộng thêm việc tiếp xúc toàn diện với phương Tây, đặc biệt là Tây y đã thúc đẩy trí thức, chính quyền và giới Đông y sỹ Việt Nam quan tâm nhiều hơn tới vấn đề chấn hưng Nam dược. Trong đó chính vua Khải Định là người đã đề xướng một số ý hướng canh cải nền y dược nước nhà. Sau một loạt những khủng hoảng về chính trị của triều đình nhà Nguyễn từ sau đời Tự Đức, với Hiệp ước Quý Mùi 1883 (Harmand) rồi Hiệp ước Giáp Thân 1884 (Patenôtre) Nam triều đã phải đặt dưới sự bảo hộ toàn diện của người Pháp. Từ đây, cùng với công cuộc khai thác thuộc địa, sự thiết lập và hoàn thiện bộ máy cai trị của người Pháp tại Việt Nam đã khiến xã hội Việt Nam dần bước sang một quỹ đạo mới - hiện đại hóa - một sự hiện đại hóa cưỡng bức, nhất là từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914-1918), bối cảnh lịch sử ấy đã tạo ra những biến chuyển trong xã hội cũng như kết cấu xã hội Việt Nam. Triều Khải Định (1916-1925) nằm trọn trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1929) mà lúc này “Quá trình tái cấu trúc xã hội mang tính chất áp đặt từ phía chính quyền thuộc địa và yếu tố tự phát từ phía nhiều tầng lớp xã hội ở Việt Nam đến sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã bước qua một chặng khác, ở đó đã xuất hiện những nhu cầu xã hội về việc tái cấu trúc xã hội phù hợp hơn”.(1) Quả vậy, với tư cách là người đứng đầu Nam triều, bản thân Khải Định lúc này cũng đã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.