TAILIEUCHUNG - Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh

Bài viết là một tiểu luận phác thảo toàn cảnh văn học Chăm qua các nội dung chính: Thành tựu về sưu tầm và nghiên cứu văn học Chăm; Các đặc trưng văn học và sinh hoạt văn học Chăm; hai thời kỳ lịch sử của văn học Chăm; văn học Chăm hiện đại. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy người Chăm sở hữu một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, và có những đóng góp đặc sắc vào nền văn học chung của dân tộc Việt Nam. | 18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015 VĂN HỌC CHĂM, MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH Inrasara* I. Dẫn luận . Văn học Chăm ở đâu? Vào cuối thế kỷ II sau Công nguyên, vương quốc Champa – lúc ấy được gọi là Lâm Ấp hay Linyi – được thành lập, chạy dọc từ Harơk Kah Dhei(1) đến Panduranga (từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay). Qua những bước thăng trầm của lịch sử, biên giới của đất nước bị thu hẹp dần về phía nam để sau đó biến mất hẳn vào đầu thế kỷ XIX. Mặc dù Champa, sau mười bảy thế kỷ tồn tại không còn nữa, nhưng nền văn minh-văn hóa Champa vẫn còn đó. Và cùng có mặt với nó là non 20 vạn dân Chăm đang sinh sống rải rác khắp miền Trung và Nam Việt Nam.(2) Ngược dòng lịch sử, cần nhận rõ rằng Champa không phải là một thực thể nhất thống, như ta quan niệm về một quốc gia ngày nay, mà là từ nhiều khu vực địa lý-văn hóa hợp lại. Do đó sự sụp đổ của vương triều Ấn Độ giáo sau khi Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (thành Đồ Bàn) vào năm 1471 không đồng nghĩa với sự biến mất của vương quốc Champa. “Một khi miền bắc bị rơi vào tay của Đại Việt, vương quốc Champa vẫn còn tiếp tục hiện hữu nhưng bị thu hẹp lại ở miền nam nằm trên lãnh thổ của tiểu vương quốc Kauthara và Panduranga, nơi mà người dân có bản chất rất là hiếu động, luôn luôn đòi tự trị và đôi lúc còn tìm cách tách rời ra khỏi liên bang Champa để tạo cho mình một quốc gia độc lập”.(3) Miền bắc sụp đổ đánh dấu sự suy thoái của dấu ấn văn hóa Ấn Độ giáo trong cộng đồng Champa, thay vào đó là sự trỗi dậy của văn hóa bản địa của miền nam: Tiếp nhận truyền thống cũ đồng thời hòa trộn với yếu tố văn hóa Hồi giáo kể từ thế kỷ XVII để tạo nên một sắc thái văn hóa mới, phong phú và độc đáo. Chính ở thời đoạn này của lịch sử Champa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.