TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Giáo dục thể chất (GDTC) học đường là một bộ phận hết sức quan trọng và cơ bản của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) có vai trò tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo lớp người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhất là trong thời kỳ hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước. | Cao Thị Phương Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 107 - 114 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẤT CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN Cao Thị Phương Nhung1*, Phạm Thị Bích Thảo1, Nguyễn Thành Trung2 1 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên Trường Đại học Sư Phạm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Giáo dục thể chất (GDTC) học đường là một bộ phận hết sức quan trọng và cơ bản của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) có vai trò tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo lớp người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhất là trong thời kỳ hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong những năm qua cũng không ngừng cố gắng nhằm thực hiện nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDTC trong trường Đại học Thái Nguyên nói chung và trường ĐHSP Thái Nguyên nói riêng còn có những hạn chế, nhất là vấn đề GDTC cho nữ sinh viên. Đặc biệt trường ĐHSP Thái Nguyên là một trường có đại đa số sinh viên là nữ nên các em rất e rè, nhút nhát không năng động trong hoạt động GDTC, vì vậy nhiều em không có đủ sức khỏe để tham gia học tập nên kết quả học kém. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến chất lượng công tác GDTC trong nhà trường còn thấp. Nhận thức được điều đó, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên của nhà trường trong những năm tới, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất cho nữ sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên”. Đề tài đã sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, những giải pháp mà chúng tôi đưa ra là phù hợp và giúp các em nữ sinh nâng cao được thể chất của mình, cải thiện được điểm số rõ rệt. Từ khóa: Giáo dục thể chất, nữ sinh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năng lực thể chất, giải pháp. Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta là xây dựng “con người phát triển toàn diện, về đạo
đang nạp các trang xem trước