TAILIEUCHUNG - Bài giảng Sinh lý học - Bài 20: Sinh lý cơ
Tài liệu “Sinh lý cơ” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim, năng lượng trong co cơ, hiện tượng nợ oxy. tài liệu để nắm được cách phân loại cơ và chức năng của từng loại cơ; các hình thức co cơ; các nguồn năng lượng trong co cơ và hiện tượng nợ oxy; điều hòa hoạt động co cơ. | BÀI 20. SINH LÝ CƠ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được cách phân loại cơ và chức năng của từng loại cơ. 2. Trình bày được các hình thức co cơ. 3. Trình bày được cơ chế co cơ vân, cơ trơn, cơ tim. 4. Trình bày được các nguồn năng lượng trong co cơ và hiện tượng nợ oxy. 5. Trình bày được điều hòa hoạt động co cơ. Cơ là mô có tính đàn hồi, chiếm tới 50% khối lượng của cơ thể. Trong cơ thể cơ đóng vai trò là một cơ quan đáp ứng của hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Cơ hoạt động như một bộ máy sinh học (sinh công, sinh nhiệt) và thông qua hoạt động co cơ mà tham gia điều hòa nhiều chức năng của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết Dựa vào cấu trúc của sợi cơ dưới kính hiển vi, người ta phân cơ thành các loại: - Cơ vân (còn gọi là cơ xương vì bám vào xương). Cơ vân thực hiện các động tác tuỳ ý và chiếm 40% – 50% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Do khối lượng cơ vân lớn nên ngay cả khi cơ thể không vận động, cơ vân tiêu thụ tới 20% lượng oxy của cơ thể. - Cơ trơn. Cơ trơn thực hiện các cử động không tuỳ ý và có vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động của các tạng như phế quản, ống tiêu hoá, mạch máu. - Cơ tim. Cơ tim là một cơ đặc biệt, co bóp nhịp nhàng theo chu kỳ suốt cả cuộc đời để đảm bảo tuần hoàn cho cơ thể. Mặc dù có chức năng tương tự, giữa các cơ có sự khác nhau về cấu trúc, về tính chất co. 1. CƠ VÂN . Đặc điểm cấu trúc – chức năng (hình ) . Tế bào cơ vân. Tế bào cơ vân (sợi cơ) có đường kính 10 – 100 m và có thể dài tới 20 cm. Trong tế bào cơ có nhiều nhân, ty thể, lysosom, không bào chứa lipid. Trong cơ tương có glycogen, các enzym phân giải glycogen, creatin phosphat, acid amin và đặc biệt có myoglobin là chất gắn với oxy, có vai trò giống như hemoglobin trong hồng cầu . Bên trong mỗi tế bào cơ có hàng trăm tơ cơ. Bao quanh các tơ cơ là cơ tương. Mỗi tơ cơ lại chia thành các đơn vị co duỗi cơ (sarcomere) dài chừng 2,5 m, được giới hạn ở hai đầu bởi hai đĩa Z. .
đang nạp các trang xem trước