TAILIEUCHUNG - Đặc điểm phân loại chủng xạ khuẩn HT17.8 có khả năng kháng nấm gây bệnh trên chè tại Thái Nguyên
Nấm ký sinh gây bệnh trên chè gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp sản xuất chè ở Thái Nguyên. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân loại và khả năng kháng nấm mốc gây bệnh trên chè của chủng xạ khuẩn được phân lập tại Thái Nguyên. Chủng sinh chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, có khả năng kháng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis) | Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 97 - 102 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN Đỗ Thị Tuyến*, Vi Thị Đoan Chính Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nấm ký sinh gây bệnh trên chè gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp sản xuất chè ở Thái Nguyên. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân loại và khả năng kháng nấm mốc gây bệnh trên chè của chủng xạ khuẩn được phân lập tại Thái Nguyên. Chủng sinh chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, có khả năng kháng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis), vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli), nấm mốc (Fusarium oxysporum, Fusarium solani) và 4 chủng nấm gây bệnh trên chè: N1, Đ1, PL3, TB4. Chủng có cuống sinh bào tử dạng xoắn, bề mặt bào tử nhẵn, có khả năng sinh trưởng được ở nồng độ muối tối đa 9%, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng trong khoảng 250 - 350C, pH thích hợp trong khoảng 6 – 8, có khả năng sinh các enzyme ngoại bào amylase, protease, cellulase. Trên cơ sở các đặc điểm hình thái, nuôi cấy, sinh lý sinh hóa và trình tự gen 16S rRNA, chủng được định tên là Streptomyces sp. . Trình tự gen 16S rRNA của chủng được đăng ký trên ngân hàng gen với mã số JQ012795. Chủng Streptomyces sp. sinh trưởng tốt và cho hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trên môi trường Gause 2. Từ khóa: chất kháng sinh, kháng nấm, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn, gen 16S rRNA ĐẶT VẤN ĐỀ1 Hàng năm, trên thế giới các vi nấm gây bệnh thực vật đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc hóa học để trừ nấm thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, làm mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đấu tranh sinh học chống bệnh ở thực vật đã được Hội nghị tư vấn khu vực châu Á – Thái Bình Dương của FAO năm 1992 khẳng định là nền tảng của Chương trình quản lý thống nhất các bệnh dịch. Trong đó, việc sử dụng một hay nhiều
đang nạp các trang xem trước