TAILIEUCHUNG - Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. | Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM TẠI XÃ HẢI ĐÔNG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH Đặng Thị Hồng Phương1*, Hà Anh Tuấn2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. Chất lượng môi trường nước tại các đầm nuôi tôm, kênh tiếp nhận nước thải từ đầm tôm đã bị ô nhiễm. Trong các đầm tôm, hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần. Từ khóa: môi trường nước, nuôi tôm tập trung, ô nhiễm nước, nước thải, ô nhiễm hữu cơ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu. Cũng giống phần lớn các nước khác trên thế giới, hơn 80% sản lượng tôm ở Việt Nam là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi [1]. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm tập trung cũng góp một phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ước tính mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy trên toàn thế giới đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy .
đang nạp các trang xem trước