TAILIEUCHUNG - Trữ lượng carbon trên mặt đất của rừng tự nhiên tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở của 9 ô tiêu chuẩn, đặc điểm cấu trúc và lượng carbon tích lũy trong các loại rừng tại xã Thần Sa đã được xác định thông qua các phương pháp đánh giá nhanh (RaCSA) của ICRAF. Kết quả cho thấy những đặc điểm cấu trúc của tầng cây gỗ: chỉ số Shannon đa dạng sinh học (H`) từ 2,13 – 2,85; SR: 12 – 24; chiều cao trung bình (Hvn) từ 7,2 – 13,6 m; D1,3 từ 8,7 – 18,6 cm; tiết diện ngang thân (G) từ 4,13 – 9,41 m 2 /ha. Lượng carbon tích lũy trên mặt đất trong các loại rừng, được tính bằng cách nhân giá trị sinh khối thu được trong phần trên mặt đất như cây gỗ, dưới tán và lớp thảm mục với hệ số 0,48. | Đỗ Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 63 - 67 TRỮ LƯỢNG CARBON TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Hoàng Chung*, Nguyễn Công Hoan Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trên cơ sở của 9 ô tiêu chuẩn, đặc điểm cấu trúc và lượng carbon tích lũy trong các loại rừng tại xã Thần Sa đã được xác định thông qua các phương pháp đánh giá nhanh (RaCSA) của ICRAF. Kết quả cho thấy những đặc điểm cấu trúc của tầng cây gỗ: chỉ số Shannon đa dạng sinh học (H`) từ 2,13 – 2,85; SR: 12 – 24; chiều cao trung bình (Hvn) từ 7,2 – 13,6 m; D1,3 từ 8,7 – 18,6 cm; tiết diện ngang thân (G) từ 4,13 – 9,41 m2/ha. Lượng carbon tích lũy trên mặt đất trong các loại rừng, được tính bằng cách nhân giá trị sinh khối thu được trong phần trên mặt đất như cây gỗ, dưới tán và lớp thảm mục với hệ số 0,48. Tích lũy carbon (tấn C/ha) trong các trạng thái rừng IIa, IIb, IIIa1 lần lượt là: 19,63±1,3; 32,36±2,4; 50,05±3,1. Các yếu tố quyết định khả năng tích lũy carbon bao gồm lịch sử biến động, cấu trúc nội tại và mức độ tác động của con người. Từ khóa: Rừng tự nhiên, trữ lượng carbon, Thần Sa, trên mặt đất. MỞ ĐẦU * Trong chu trình carbon toàn cầu, carbon được luân chuyển giữa bốn “hồ chứa” lớn: hóa thạch và cấu trúc địa chất, khí quyển, các đại dương và các hệ sinh thái trên cạn [10]. Sự dịch chuyển giữa các hồ xảy ra chủ yếu là dịch chuyển carbon dioxít (CO2) trong các quá trình đốt cháy nhiên liệu, phân rã hóa học và khuếch tán, quang hợp, hô hấp, phân hủy, cháy rừng và đốt nhiên liệu sinh học hiếu khí và trong lò. Xu thế ngày càng tăng lượng CO2 trong khí quyển [7], một phần có thể được quy cho sinh khối (nhiên liệu sinh học) của thế giới bị suy giảm. Ước tính lượng tích lũy carbon tại mộ t khoảng thời gian nhất định rất có ý nghĩa, bởi nó cho thấy tiềm năng của thảm thực vật để giải phóng hoặc hấp thụ carbon. Phương thức phổ biến để xác định lượng carbon tích lũy trong rừng đó là dựa vào các dữ liệu điều tra rừng và mối
đang nạp các trang xem trước