TAILIEUCHUNG - Vai trò của vách rừng đối với khả năng phục hồi rừng ở khu vực sau canh tác nương rẫy tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh, Cao Bằng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài cây tái sinh hạt trong hai ô tiêu chuẩn nghiên cứu trên diện tích đất rừng sau nương bãi tại lũng Đảy thuộc vùng lõi khu bảo tồn đều có nguồn gốc tại vách rừng xung quanh khu vực đó. Nhìn chung loài cây tại vách rừng phong phú, trong đó chủ yếu là các loài ưu sáng mọc nhanh. Loài cây tái sinh hạt được đánh giá là phát tán nhờ gió và nhờ chim thú ăn mang đi; 2 loài có số lượng cây tái sinh nhiều nhất là cây Thích Bắc bộ (Acer tonkinensis) và Dướng (Broussonetia papyrifera). | Trần Quốc Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 35 - 40 VAI TRÒ CỦA VÁCH RỪNG ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG PHỤC HỒI RỪNG Ở KHU VỰC SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, TRÙNG KHÁNH, CAO BẰNG Trần Quốc Hưng Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài cây tái sinh hạt trong hai ô tiêu chuẩn nghiên cứu trên diện tích đất rừng sau nương bãi tại lũng Đảy thuộc vùng lõi khu bảo tồn đều có nguồn gốc tại vách rừng xung quanh khu vực đó. Nhìn chung loài cây tại vách rừng phong phú, trong đó chủ yếu là các loài ưu sáng mọc nhanh. Loài cây tái sinh hạt được đánh giá là phát tán nhờ gió và nhờ chim thú ăn mang đi; 2 loài có số lượng cây tái sinh nhiều nhất là cây Thích Bắc bộ (Acer tonkinensis) và Dướng (Broussonetia papyrifera), Khả năng tự gieo giống của các loài cây tự nhiên trong khu vực lũng Đảy là rất cao và có đầy đủ tiềm năng để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi rừng tại chỗ. Tuy nhiên hiện nay do khu vực bỏ hóa sau nương rẫy này ưu thế là cỏ tranh và cỏ lông vì vậy đây cũng có thể là một hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tái sinh hạt của các loài cây trong khu vực. Từ khóa: Tái sinh, vách rừng, phục hồi rừng, khu bảo tồn, gieo giống MỞ ĐẦU* Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng [3]. Đó là sự xuất hiện thế hệ những cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sau khi khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rừng trong tương lai, đảm bảo cho nguồn tài nguyên rừng có khả năng tái sản xuất mở rộng [4]. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng từ năm 2002 đến nay đã thực hiện các hoạt động bảo tồn hướng tới sự ổn định và bảo vệ loài vượn này bằng cách tập trung giảm các tác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.