TAILIEUCHUNG - Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân lá thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của thân và lá cây thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) ở tôm. Thân lá cây thồm lồm được ngâm chiết bằng dung môi ethanol. | Khoa học Nông nghiệp Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân lá thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ Trương Thị Mỹ Hạnh1*, Phạm Thị Yến1, Phạm Thị Huyền2, Huỳnh Thị Mỹ Lệ3, Phạm Thị Hồng Minh4, Đỗ Tiến Lâm4, Trần Thị Hoài Vân4,5, Phan Thị Vân1 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Cao học K24, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 4 Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 5 Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 2 Ngày nhận bài 14/3/2017; ngày chuyển phản biện 17/3/2017; ngày nhận phản biện 11/4/2017; ngày chấp nhận đăng 24/4/2017 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của thân và lá cây thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) ở tôm. Thân lá cây thồm lồm được ngâm chiết bằng dung môi ethanol. Phương pháp được áp dụng bao gồm thử kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer và thử nghiệm trên tôm bằng hình thức cho ăn và ngâm với nồng độ tương ứng 25-30 g/100 kg tôm và 25-30 g/m3. Kết quả cho thấy, dịch chiết thô thồm lồm có hiệu quả diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn đạt 19,8-20,6 mm tương ứng với nồng độ sử dụng 66,7-200 µg/khoanh. Bên cạnh đó, sử dụng dịch chiết thô bổ sung vào nước nuôi tôm 30 g/m3 tại 2 thời điểm (ngay khi công cường độc vi khuẩn V. parahaemolyticus với mật độ 105-106 cfu/ml và lần 2 cách lần 1 là 24 h), tỷ lệ sống của tôm đạt 60% so với lô đối chứng 0%, trong khi đó phương pháp bổ sung thảo dược vào thức ăn (25-30 g/100 kg tôm) không có hiệu quả do tôm không bắt mồi. Kết quả đạt được là cơ sở khoa học để phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh AHPND theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Từ khóa: Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), cây thồm lồm, hoạt tính kháng khuẩn. Chỉ số phân loại: Đặt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.