TAILIEUCHUNG - Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) khi sử dụng phương pháp từ trường kết hợp với điện châm để điều trị. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân bị THCSTL điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương bằng phương pháp từ trường kết hợp với điện châm (đông tây y kết hợp) để điều trị. | Khoa học Y - Dược Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Nguyễn Đức Minh* Bệnh viện Châm cứu Trung ương Ngày nhận bài 20/11/2017; ngày chuyển phản biện 24/11/2017; ngày nhận phản biện 27/12/2017; ngày chấp nhận đăng 5/1/2018 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) khi sử dụng phương pháp từ trường kết hợp với điện châm để điều trị. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân bị THCSTL điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương bằng phương pháp từ trường kết hợp với điện châm (đông tây y kết hợp) để điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 7 ngày điều trị hệ số giảm đau K đạt (p0,05 0,016 0,011 TĐT: Trước điều trị, SĐT: Sau điều trị. Bảng 4. Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị (theo VAS). Đánh giá sự cải thiện về mức độ đau Nhóm Mức độ Không đau Nhóm I (n=30) TĐT (Do) SĐT(D7 ) (a) n (%) n (%) 0 0 26 86,67 Đau nhẹ 9 30,0 4 13,33 Đau vừa 18 60,0 0 0 Đau nặng 3 10,0 0 0 Nhóm II (n=30) TĐT (Do) p TĐT/SĐT 0,05). Sau 7 ngày điều trị, ngưỡng đau tăng lên tới 472,1±13,1 g/s với hệ số giảm đau K là 1,42±0,09 ở nhóm I và 456,5±41,2 g/s với hệ số giảm đau K là 1,39±0,1 ở nhóm II (p<0,05). Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm với p<0,05, đồng thời có sự khác biệt giữa nhóm I và nhóm II (p<0,05). Điều này cho thấy, khi có tác động của từ trường, khả năng lưu thông khí huyết tốt hơn, từ đó công năng của các tạng phủ được cải thiện hơn, nâng cao thận khí, giúp cho sinh lực của con người được tốt hơn [2]. p TĐT/SĐT <0,05 Bảng 4 cho thấy, sau 7 ngày điều trị, ở cả hai nhóm không bệnh nhân nào còn ở mức độ đau nặng. Ở nhóm I có tới 86,67% bệnh nhân ở mức không đau, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm II là 63,33%. Sự khác biệt về mức độ đau sau 7 ngày điều trị giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống Bảng 5 cho thấy, sự khác biệt
đang nạp các trang xem trước