TAILIEUCHUNG - Sơ cứu ban đầu và kết quả điều trị tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả công tác sơ cấp cứu ban đầu và điều trị cho trẻ bị tai nạn thương tích tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017 SƠ CỨU BAN ĐẦU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK Nguyễn Văn Hùng1, Võ Văn Thắng2 (1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế (2) Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Tai nạn thương tích đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ bị tai nạn thương tích vì thiếu hiểu biết, môi trường sống đang tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ và thường để lại những hậu quả lâu dài. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm về sơ cứu ban đầu và kết quả điều trị tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2014. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng thực hiện tại hộ gia đình với trẻ dưới 16 tuổi của 8 xã của thành phố Buôn Ma Thuột. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi kết hợp quan sát, thu thập thông tin nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ được sơ cứu ban đầu là 75,9%, không sơ cứu 23,8% tử vong tại chổ 0,3%. Đối tượng tham gia sơ cứu ban đầu: người đi đường 54,1%, cán bộ y tế 25,0%, tự sơ cứu 14,5%. Cách sơ cứu ban đầu chủ yếu là cầm máu 45,5% và băng bó 28,0%. Có 80% đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị sau sơ cứu bằng các phương tiện xe máy 91,8%, ô tô 5,6%, xe cứu thương 0,4%. Thời gian đến viện trong vòng 6 giờ chiếm 86,7%. Hình thái tổn thương: tổn thương nông (trầy xước, trật khớp, bong gân ) 36,9%, tổn thương sâu (gãy xương, vết thương hở) 44,6%. Điều trị nội trú 23,9%, điều trị nội khoa 91,5%, phẫu thuật 8,2%. Kết quả điều trị: tốt 97,2%, di chứng/tàn tật 2,6%. Kết luận và kiến nghị: Sơ cứu ban đầu cho trẻ kịp thời và đúng ngay sau khi bị tai nạn thương tích sẽ mang lại hiệu quả, giúp ngăn ngừa và làm giảm đi những di chứng, tàn tật có thể xảy ra. Cần có một chương trình can thiệp phòng chống TNTT cho trẻ em tại địa điểm nghiên cứu với những mô hình phù hợp nhằm giảm thiểu các loại TNTT có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.