TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa với sự hiểu biết và thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh ở cộng đồng dân cư xã Vinh Thái

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của cộng đồng dân cư xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trước và sau khi được giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng bệnh; đánh giá sự thay đổi về hiểu biết và thực hành vệ sinh phòng nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA VỚI SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ VINH THÁI Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu và cộng sự Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa (KSTĐTH) là tình trạng phổ biến ở các nước nhiệt đới như nước ta. Nắm vững các kiến thức phòngbệnh ký sinh trùng và thay đổi các hành vi nguy cơ có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTĐTH. Mục tiêu: Đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của cộng đồng dân cư xã Vinh Thái, trước và sau khi được giáo dục sức khỏe và sự thay đổi về hiểu biết và thực hành vệ sinh phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát ở 60 hộ gia đình tình nguyện tham gia nghiên cứu ở xã Vinh Thái, bằng phỏng vấn, điều tra dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp với giáo dục sức khỏe vệ sinh phòng bệnh, xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato tìm trứng giun sán. Xét nghiệm phân và phỏng vấn được tiến hành lại sau 6 tháng nhằm đánh giá mối liên quan giữa tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sự thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Kết quả: Trước giáo dục sức khỏe, tỷ lệ nhiễm chung ký sinh trùng đường tiêu hóa là 17,4%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc, giun kim, sán lá gan bé và nhiễm phối hợp giun đũa-tóc, giun tóc-móc lần lượt là 0,1%; 8,0%; 5,8%; 0,6%; 0,3%; 1,2% và 0,3%. Sau khi giáo dục sức khỏe, tỷ lệ nhiễm chung ký sinh trùng đường tiêu hóa là giảm còn 12,6% mặc dù sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng không còn trường hợp nào nhiễm giun kim, sán lá gan bé và nhiễm phối hợp giun đũa-tóc. Sau khi giáo dục sức khoẻ kiến thức về bệnh ký sinh trùng tăng lên có ý nghĩa thống kê nhưng thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh chưa có thay đổi đáng kể. Kết luận: Giáo dục sức khoẻ góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTĐTH. Giáo dục .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.