TAILIEUCHUNG - Ba tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
Ba tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam trình bày cơ sở pháp lý của mỗi tiêu chuẩn, sau đó đi vào chi tiết và đặc điểm giúp nhận dạng, quá trình cấp phép chứng nhận và hệ thống phân phối. Thực hiện đánh giá chung các điểm mạnh, điểm yếu và thảo luận về tương lai của chúng. | See discussions, stats, and author profiles for this publication at: Ba tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt nam Chapter · October 2016 CITATIONS READS 0 2,083 3 authors, including: Hai Vu Pham Institut national supérieur des sciences agronomiques, de l'alimentation et de l'environnement 37 PUBLICATIONS 91 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Food safety issues in Vietnam View project All content following this page was uploaded by Hai Vu Pham on 26 October 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file. Chương V CÁC TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI VIỆT NAM Phạm Hải Vũ CESAER, AgroSup Dijon, INRA, Univ. Bourgogne Franche-Comté, F-21000 Dijon, France. Nguyễn Thị Tân Lộc Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường, Viện Nghiên cứu Rau Quả Việt Nam. Nguyễn Đình Thi Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. . GIỚI THIỆU Từ năm 1994, Chính phủ đã có định hướng và ban hành các chính sách liên quan đến ATTP, trong đó có rau xanh. Trong giai đoạn đầu, thuật ngữ rau sạch đã được sử dụng. Trên thực tế, một phần lớn sản phẩm rau của Việt Nam được sản xuất theo định hướng và quy định của Chính phủ trên cơ sở cách làm truyền thống, với phạm vi rộng trên đồng ruộng; cùng với đó là các yếu tố sản xuất (vùng sản xuất, thu hoạch, sơ chế) gây nhiều khó khăn trong kiểm soát chất lượng rau. Vì vậy, nội hàm của thuật ngữ rau sạch không nhất thiết tương ứng với chất lượng. Khái niệm rau an toàn, viết tắt là RAT, đã ra đời để thay thế rau sạch. Năm 1998, văn bản đầu tiên về rau an toàn được Chính phủ ban hành. Rau an toàn được hiểu là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm.) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật; bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Vào năm 2006, Việt Nam
đang nạp các trang xem trước