TAILIEUCHUNG - Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 4: Bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật
Bài giảng "Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 4: Bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật" bao gồm các nội dung: Bản chất và những đặc trưng cơ bản của pháp luật; vai trò của pháp luật; các kiểu pháp luật, các hình thức pháp luật,. . | CHƯƠNG IV BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ, CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 1. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT Bản chất của pháp luật Pháp luật có 2 bản chất: tính giai cấp và tính xã hội. * Tính giai cấp: - Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. - Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật * Tính xã hội - Thực tiễn pháp luật là kết quả của sự ”chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. - Quy phạm pháp luật điều chỉnh các QHXH, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan. Tóm lại: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội . Mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác. . Pháp luật với kinh tế - Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật, trong đó: + Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật; + Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy; + Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế quyết định tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật. - Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng: + Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội. + Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội khi pháp luật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội. . Pháp luật với chính trị - Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. - Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: + Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống
đang nạp các trang xem trước