TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công thép 20x thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính

Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công tinh thép 20X thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính. Hai thông số đặc trưng của chất lượng bề mặt gia công được khảo sát trong nghiên cứu này gồm độ nhám ( Ra ) và độ không tròn (∆). Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám và độ không tròn. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng chạy dao hợp lý khi gia công tinh mác thép 20X thấm các bon bằng phương pháp mài vô tâm chạy dao hướng kính. | Đỗ Đức Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 17 - 22 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG CHẠY DAO ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG THÉP 20X THẤM CÁC BON KHI MÀI VÔ TÂM CHẠY DAO HƯỚNG KÍNH Đỗ Đức Trung1*, Ngô Cường1, Phan Bùi Khôi2, Phan Thanh Chương1, Nguyễn Thành Chung3 1Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Viêt bắc Vinacomin TÓM TẮT Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công tinh thép 20X thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính. Hai thông số đặc trưng của chất lượng bề mặt gia công được khảo sát trong nghiên cứu này gồm độ nhám ( Ra ) và độ không tròn (∆). Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám và độ không tròn. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng chạy dao hợp lý khi gia công tinh mác thép 20X thấm các bon bằng phương pháp mài vô tâm chạy dao hướng kính. Từ khóa: Mài vô tâm chạy dao hướng kính, độ nhám, độ không tròn, thép 20X, lượng chạy dao hướng kính GIỚI THIỆU* Trong gia công cơ khí, mài vô tâm là một phương pháp gia công có năng suất cao hơn nhiều lần so với mài có tâm nhờ chế độ gia công cao, thời gian gá đặt, hiệu chỉnh và tháo dỡ chi tiết ít [1, 2]. Ngoài ra, do không cần định tâm chi tiết nên có thể giảm bớt lượng dư gia công vì chi tiết được định vị chính bằng bề mặt gia công; có thể nâng cao chế độ mài vì chi tiết được gá trên thanh tỳ và đá dẫn nên có độ cứng vững cao; nếu sử dụng đá có chiều dày lớn có thể giảm đáng kể số lần chạy dao dọc; có thể gia công các chi tiết dài hoặc nhiều chi tiết đồng thời bằng phương pháp chạy dao hướng kính [3]. Trong phương pháp mài vô tâm, chất lượng vật mài được đánh giá qua nhiều thông số. Trong đó, độ nhám và độ không tròn là những thông số quan trọng quyết định chất lượng vật mài [1, 2, 3]. Chất lượng bề mặt khi mài phụ thuộc nhiều vào các đặc tính của chi tiết gia công [3]. Theo [4,5] độ cứng và độ bền kéo của vật liệu gia công có ảnh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.