TAILIEUCHUNG - Đề cương bài giảng Bảo vệ rơle và tự động hóa các hệ thống điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên

(NB) Đề cương bài giảng Bảo vệ rơle và tự động hóa các hệ thống điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên có kết cấu nội dung gồm 5 chương, nội dung tài liệu gồm có: Các vấn đề chung của bảo vệ, các nguyên lý thực hiện bảo vệ, tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện và phân phối công suất phản kháng, điều chỉnh tần số và công suất tác dụng trong hệ thống điện | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA : ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN: HỆ THỐNG ĐIỆN *** *** ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HÓA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN Giáo viên: Nguyễn Thị Khánh Hưng Yên, tháng 6 năm 2015 1 PHẦN I: BẢO VỆ RƠ LE CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BẢO VỆ Khái niệm chung Nhiệm vụ của BVRL Khi thiết kế hoặc khi vận hành bất kỳ một hệ thống điện (HTĐ) nào cũng phải kể đến khả năng phát sinh các hư hỏng và các tình trạng làm việc không bình thường trong hệ thống điện ấy. Nhiệm vụ của các thiết bị bảo vệ nói chung và bảo vệ rơle nói riêng là phát hiện và loại trừ càng nhanh càng tốt phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống điện. Nguyên nhân gây hư hỏng, sự cố đối với các phần tử trong hệ thống điện rất đa dạng: Do các hiện tượng thiên nhiên như giông bão, động đất, lũ lụt, do máy móc thiết bị bị hao mòn, già cỗi, do các tai nạn ngẫu nhiên, do nhầm lẫn trong thao tác của nhân viên vận hành Nhanh chóng phát hiện và cách ly phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống điện có thể ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tai hại của sự cố, trong đó phần lớn là các dạng ngắn mạch. Dòng điện tăng cao tại chỗ sự cố và trong các phần tử trên đường từ nguồn đến điểm ngắn mạch có thể gây ra những tác động nhiệt và cơ nguy hiểm cho các phần tử nó chạy qua. Hồ quang tại chỗ ngắn mạch nếu để tồn tại lâu có thể đốt cháy thiết bị gây hỏa hoạn. Ngắn mạch làm cho điện áp tại chỗ sự cố và khu vực lưới điện lân cận bị giảm thấp, ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của các hộ tiêu dùng điện. Tồi tệ hơn, ngắn mạch có thể dẫn đến mất ổn định và tan rã hệ thống. Các dạng ngắn mạch thường gặp trong hệ thống điện là: - Ngắn mạch ba pha chiếm khoảng 5% số trường hợp ngắn mạch trong HTĐ. - Ngắn mạch hai pha chiếm khoảng 10% số trường hợp ngắn mạch trong HTĐ. - Ngắn mạch hai pha nối đất chiếm khoảng 20% số trường hợp ngắn mạch. - Ngắn mạch một pha chiếm khoảng 65% số trường hợp ngắn mạch trong HTĐ. Phân theo dạng thiết bị trong hệ thống điện, tỷ lệ hư hỏng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.