TAILIEUCHUNG - Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn
Bài giảng "Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn" sẽ giúp người tham khảo nắm được về khái niệm, phạm vi sử dụng và nguyên tắc làm việc của ổ lăn và ổ trượt. Mời các bạn tham khảo! | 123 Chương 6 Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG Ổ Ổ (Pháp: Coussinet, Anh: Bearing): là bộ phận đỡ cho trục làm việc, ổ sẽ tạo phản lực gối tựa chống đỡ và giúp cho trục làm việc đúng theo chế độ thiết kế. Trong phạm vi môn học ta chỉ xét ổ là khớp quay loại 5. Theo tính chất làm việc ta có 2 loại ổ là ổø trượt và ổ lăn. Theo tính chất chịu lực ta có 3 loại ổ đở , ổ chặn và ổ đở chặn. PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA HAI LOẠI Ổ Thông thường nếu không bị hạn chế về không gian, tốc độ, với điều kiện làm việc bình thường ta nên dùng ổ lăn vì ổ này đã quốc tế hoá, tiêu chuẩn hóa, hiệu suất cao nhất có thể đến 0,999, rẻ, dễ mua, dễ thay thế, lắp ráp. Nhưng trong một số trường hợp, ta phải dùng ổ trượt, tuy hiệu suất thấp nhưng ổ trượt không thể thiếu được trong các kết cấu cơ khí. a/-Ổ trượt: Ta phải dùng ổ trượt trong những trường hợp sau đây: - Tốc độ trục quay quá chậm hay quá nhanh. Ví dụ, ổ đỡ trục động cơ máy may có đường kính 1/4” = 6,35mm rất bé mà phải quay tốc độ cao 9000 12000 vòng/phút phải dùng ổ trượt vì nếu dùng ổ lăn thì mối viên bi rất nhỏ lại phải quay tốc độ lớn hơn tốc độ trục nhiều lần sẽ sinh nhiệt nhiều và mau mòn. Thí dụ trục motor máy may có đường kính ¼”=6,35mm dùng bạc trượt rất bền. - Tải quá lớn lại có rung động mạnh phải dùng ổ trượt. - Làm việc trong môi trường bụi bậm, acid, muối ăn mòn (máy nghiền hải sản, cán thuộc da). CHƯƠNG 6 124 - Kết cấu trục không lắp được ổ bi thì phải dùng ổ trượt với hai nửa lót ổ (bạc lót cốt trục khuỷu, 2 nữa miễng). - Kết cấu cần nhỏ gọn hoặïc khi hai ổ ở gần kề nhau, không có không gian để lắp ổ bi viø hai vòng ngoài của ổ chạm nhau. -Chưa được tiêu chuẩn hoá rộng rải, chỉ có chuẩn riêng của từng công ty với vật .
đang nạp các trang xem trước